Mỹ và Nga lừa nhau về vũ khí hạt nhân: Ai bị "vố đau" hơn?

Bảo Lam |

Trong lịch sử hoạt động cắt giảm vũ khí hạt nhân tấn công giữa Nga và Mỹ luôn đầy rẫy những câu chuyện lập lờ.

Cắt giảm vũ khí hạt nhân và nhwunxg câu chuyện lập lờ

Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận rằng Nga và Mỹ đang thực hiện các trách nhiệm của mình theo Hiệp ước tiếp tục giải trừ vũ khí tấn công chiến lược khi đưa ra những con số cụ thể về từng loại vũ khí tính đến thời điểm 05/02/2018. Gần như tương đương nhau.

Theo các thông tin của phía Mỹ, Nga đang sở hữu 527 phương tiện triển khai tác chiến vũ khí hạt nhân - đó là các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, máy bay ném bom hạng nặng, các tên lửa đạn đạo trên các tàu ngầm nguyên tử, tổng cộng mang tất cả 1.444 đầu đạn còn của Mỹ là 652 phương tiện và 1.350 đầu đạn.

Nói chung, các bệ phóng đã và chưa triển khai ở Nga là 779, ở Mỹ là 800. Để so sánh, vào thời điểm ngày 06/12/2001, khi các nước tuyên bố về việc thực hiện các trách nhiệm theo Hiệp ước START-I, Nga sở hữu 1.136 phương tiện và 5.518 đầu đạn, còn của Mỹ là 1.237 và 5.948 tương ứng.

Trong lịch sử hoạt động cắt giảm vũ khí hạt nhân tấn công giữa Nga và Mỹ luôn đầy rẫy những câu chuyện lập lờ. Khi triển khai Hiệp ước START-I, lấy ví dụ, đã ghi nhận gần 10 sai phạm nghiêm trọng của phía Mỹ.

Mỹ và Nga lừa nhau về vũ khí hạt nhân: Ai bị vố đau hơn? - Ảnh 1.

Một vụ phóng thử tên lửa Minuteman III của Mỹ. Ảnh: Military.com

Cụ thể, các đầu đạn hạt nhân và những tên lửa tầng thứ hai không được tiêu huỷ mà lại đưa vào lưu kho. Nói chung, cả TT Barack Obama, khi đó vẫn còn là thượng nghị sĩ, đã đến thành phố Perm (Nga) vào năm 2005 để thanh tra chương trình về giải trừ vũ khí hạt nhân, người Nga cũng không mang tất cả ra cho xem.

Và cả bây giờ, sau cuộc gặp giữa TT Nga Vladimir Putin và TT Mỹ Donald Trump tại Helsinki, nơi đã thảo luận cả về đề tài gia hạn Hiệp ước START, đang diễn ra cuộc chơi hết sức tinh tế khi các bên nỗ lực bảo vệ lợi ích của mình.

TT Trump, lấy ví dụ, trong một cuộc phỏng vấn mới đây đã nói rằng "Washington và Moscow không chỉ bắt đầu thảo luận về những vấn đề liên quan tới việc không phát tán vũ khí hạt nhân, bao gồm cả những thứ liên quan tới các hiệp ước giải trừ và tiêu huỷ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn".

Nói chung – không liên quan gì hết. Người đồng cấp phía Nga, ông Putin, cũng chia sẻ một cách thoả mái hơn: "Chúng tôi có các câu hỏi dành cho những đối tác phía Mỹ. Chúng tôi cho rằng Mỹ chưa hoàn toàn thực hiện đúng Hiệp ước này, nhưng đây là vấn đề bàn thảo ở cấp chuyên gia".


Mỹ và Nga lừa nhau về vũ khí hạt nhân: Ai bị vố đau hơn? - Ảnh 2.

Xe bệ phóng cơ động của tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M.

Vậy Mỹ và Nga chưa vội vàng hi sinh những gì từ kho vũ khí hạt nhân?

Của Mỹ, trước tiên đó là các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng giếng phóng Minuteman- III (399 đang triển khai và 281 dự phòng) - nền tảng lực lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ từ bấy lâu nay.

Tên lửa này được bàn giao cho quân đội từ năm 1970 và có khả năng tiêu diệt các mục tiêu lên tới 13 nghìn km. Các giếng phóng được bố trí tại 3 căn cứ ở các bang Wyoming, Bắc Dakota và Montana.

Tiếp theo đó là cả các tên lửa đạn đạo Trident-II bố trí trên các tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio (212 quả đang triển khai và 215 quả dự phòng), mỗi chiếc tàu ngầm có khả năng mang theo 24 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa 3 tầng đẩy nhiên liệu rắn trang bị đầu đạn tách rời tự dò tìm mục tiêu.

Theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ, Trident vẫn là vũ khí đáng tin cậy trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược - Mỹ đang hoàn tất công tác nghiên cứu chương trình gia hạn thời gian sử dụng các tên lửa này.

Trong danh sách này còn có các bom nguyên tử rơi tự do B-61 (tổng cộng có 12 phiên bản với sức công phá của các đầu đạt nhiệt hạch dao động từ 0,3 đến 400 kiloton) và các tên lửa hành trình với đầu đạn hạt nhân Tomahawk trên các máy bay ném bom chiến lược.

Lầu Năm góc đưa số lượng các máy bay triển khai những tên lửa này lên 49 chiếc.

Ở Nga, các hệ thống tên lửa "Topol", "Topol-M", RS-18 (theo phân khúc của NATO là "Stilet"), "Dnepr" (theo phân khúc của NATO là "Satana", "Voevoda" và "Yars") thuộc đối tượng của Hiệp ước START-III.

Trong thành phần các đơn vị tên lửa chiến lược Nga có gần 400 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với các loại đầu đạn và sức công phá. Khác so với Mỹ, Nga không chỉ sử dụng giếng phóng, mà cả các tổ hợp tên lửa cơ động có khả năng di chuyển bí mật tới những nơi xa xôi.

Trong năm ngoái, các đơn vị tên lửa chiến lược đã tiếp nhận 21 tên lửa đạn đạo mới, cùng với đó người ta quyết định kéo dài thêm thời gian phục vụ của tên lửa hạng nặng nhất R-36M2 "Voevoda" đến năm 2027.

Mỹ và Nga lừa nhau về vũ khí hạt nhân: Ai bị vố đau hơn? - Ảnh 3.

'Thiên nga trắng" Tu-160 phóng tên lửa hành trình tại Syria

Lực lượng hải quân hạt nhân Nga gồm 13 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang các tên lửa đạn đạo (đang đóng thêm 5 chiếc tàu ngầm mang tên lửa theo đề án nâng cấp "Borey-A").

Trong số đó có 6 chiếc tàu ngầm nguyên tử đề án 667BDRM "Dolphin" được trang bị các tên lửa đạn đạo "Sineva" và phiên bản nâng cấp của nó là "Liner".

Các tàu ngầm còn lại cũng được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-29R và tên lửa "Bulava" thuộc đối tượng của Hiệp ước START-III.

Các lực lượng không quân nằm trong "tầm ngắm" của START-III - đó là 16 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 "Thiên nga trắng" và khoảng 30 chiếc Tu-95MS "Gấu" (theo phân khúc của NATO là Bear), có khả năng mang cả các tên lửa hành trình trang bị đầu đạn hạt nhân.

Cả TT Vladimir Putin, cả TT Donald Trump đều cảm thấy hài lòng với kết quả của cuộc hội đàm, mà nhiều khả năng Hiệp ước giải trừ vũ khí chiến lược sẽ được gia hạn và khi nào đó số lượng các đầu đạn hạt nhân sẽ giảm xuống mức tối thiểu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại