Biển tên bên ngoài Căn cứ Không quân Eielson ở Fairbanks (Alaska). Ảnh nguồn: Pinterest.
Một khi đối mặt với việc đóng cửa, một số căn cứ quân sự trong số này bao gồm cả Eielson sẽ trở thành một thứ gì đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng chiến lược, cũng như các nguồn tài nguyên khổng lồ ở Bắc Cực mà vì nhiệt độ Trái đất ấm lên đã vô tình tạo thuận lợi cho các quốc gia tìm tới cạnh tranh.
Vào mùa Xuân năm 2020 này, Thượng nghị sỹ Dan Sullivan (đảng viên Đảng cộng hòa ở Alaska), đã phát đi một tuyên bố nhấn mạnh đến việc xuất hiện 2 chiến cơ F-35 đầu tiên nằm trong số 2 phi đội hoạt động tại Bắc Cực, ông khẳng định: “Alaska là địa điểm chiến lược nhất trên thế giới”.
Tác động bất lợi của hiện tượng ấm lên toàn cầu đang đẩy chi phí hoạt động leo thang tại 3 trong số 4 căn cứ quân sự Mỹ quan trọng ở Alaska gồm: Eielson, Fort Wainwright và Căn cứ không quân Clear.
Tất cả 3 căn cứ quan trọng trên đều nằm ngay trong vạt đầm lầy phía Nam của Alaska nơi đang tồn tại những lớp băng vĩnh cửu chắp vá hoặc “không liên tục” và dễ bị tan chảy.
Trung tâm điều tra báo chí Howard khi phân tích các yêu cầu xây dựng dịch vụ quân sự để đệ trình lên Quốc hội Mỹ trong tài khóa 2015 đến 2020 đã chỉ rõ: “Các nhà lập kế hoạch quân sự từng đề nghị sử dụng hơn 1 tỷ USD trong niên khóa 5 năm nhằm duy trì ngân sách cần thiết để vận hành 3 khu căn cứ tác chiến, cũng như để hỗ trợ cho các nhân viên và gia đình của họ (những người đang sống và làm việc tại các nơi đó)”. Mặc dù chỉ có một phần ngân sách dùng cho các hoạt động liên quan đến khí hậu, nhưng số tiền đó nhanh chóng sẽ tăng lên.
Ông Vladimir Romanovsky, giáo sư địa vật lý và là một chuyên gia về băng vĩnh cửu công tác tại Đại học Alaska, Fairbanks, phát biểu: “Hậu quả ấm lên trên toàn cầu, đòi hỏi phải nhiều hành động hơn và nhiều tiền hơn”.
Trạm Không quân Clear ở Alaska. Ảnh nguồn: Wikipedia.
Gần 85% tiểu bang Alaska ngồi trên băng vĩnh cửu (gồm đá băng, đá hoặc đất nằm dưới mặt băng trong suốt 2 năm liên tiếp). Ở cực Bắc Alaska và Bắc Cực, băng vĩnh cửu ổn định hơn khu vực trung tâm ấm hơn với đặc trưng là những mảng băng vĩnh cửu đang tan chảy và trở nên bất ổn hơn.
Các nhà nghiên cứu từ Công binh lục quân Hoa Kỳ (USACE), những người đã nghiên cứu băng hà vĩnh cửu và tìm ra 3 cách để đối phó: nhiệt làm tan băng khi các cấu trúc được xây dựng trên đó; giữ băng cứng với máy làm mát đặt trong lòng đất hoặc khai quật nó lên và thay thế nó bằng vật liệu ổn định hơn mà không bị tan chảy.
Theo Đánh giá khí hậu quốc gia lần thứ 4 (FNCA, 2017/2018) thì Alaska đang ấm lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của lục địa Mỹ, và nhanh gấp đôi so với mức trung bình của toàn cầu. Theo GS băng vĩnh cửu Vladimir Romanovsky thì cứ mỗi một thập niên lại có 1m băng hà tan ở Alaska.