Mỹ tìm cách kéo dài thời gian phục vụ của “pháo đài ném bom” B-1B

Hoàng Phạm |

Một trong những lựa chọn mà Không quân Mỹ đang cân nhắc là loại bỏ tính năng bay tầm thấp và nhanh của B-1B Lancer.

Trong bối cảnh Không quân Mỹ đang tìm cách kéo dài tuổi đời của phi đội máy bay ném bom chiến lược B-1B, thì một trong những lựa chọn mà lực lượng này đang cân nhắc là loại bỏ tính năng bay thấp và nhanh dù rằng loại máy bay ném bom này được thiết kế với mục đích đó.

Bay tầm cao hơn, tốc độ chậm hơn

Khi công ty sản xuất Rockwell, chế tạo B-1 vào cuối những năm 1970, nó được thiết kế để có thể bay tầm thấp với tốc độ nhanh: một chiếc máy bay siêu thanh, thâm nhập dưới tầm radar của Liên Xô để tiến hành tấn công hạt nhân.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tiếp tục điều chỉnh mục đích sử dụng, loại máy bay ném bom này đã rơi vào một vai trò mới mà nó chưa bao giờ hình dung tới: chi viện không quân trực tiếp, trong đó nó bay chậm trên các vùng chiến trong vài giờ.

Nhiệm vụ này đặt ra sức ép chưa từng thấy đối với loại máy bay tiên tiến và Không quân Mỹ đang xem xét thay đổi làm thế nào để sử dụng phi đội Lancer này cho đến thời điểm “nghỉ hưu” dự kiến vào năm 2036 và được thay thế bằng B-2 Spirit.

Người phát ngôn Bộ Tư lệnh không kích toàn cầu của Không quân Mỹ, Trung tá David Faggard nói với Military.com ngày 8/12 rằng, một trong những lựa chọn có thể là loại bỏ tính năng bay tầm thấp theo địa hình đặc biệt của nó, một chương trình được gọi là TER FLW, trong các nhiệm vụ huấn luyện.

“Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với các thành viên phi hành đoàn, các nhân viên bảo trì, các kỹ sư công nghiệp và những người tham chiến để nhận diện và xác định điều gì có thể thay đổi nhằm cân bằng nhu cầu hoạt động hiện nay với tuổi thọ của B-1B cho tương lai”, Faggard nói.

“Chúng tôi đang xây dựng một kế hoạch chuyển đổi để đi từ lực lượng ném bom hiện nay tới lực lượng ném bom trong tương lai. Chúng tôi có thể thay đổi chiến thuật nếu cần thiết với bất cứ chiếc máy bay ném bom nào, ở bất cứ thời điểm nào trong tương lai”, Trung tá Faggard nhấn mạnh thêm.

TER FLW sử dụng một radar đặc biệt trực tiếp phía trước máy bay, đọc địa hình và điều chỉnh máy tính điều khiển bay để vượt qua một cách an toàn ở tầm tối thiểu. Nó được kích hoạt với nút chuyển giản trên bảng điều khiển điện tử của máy bay.

Vậy B-1B có thể bay thấp chừng nào? Đoạn video dưới đây cho ta thấy hình ảnh một chiếc Lancer bay tầm thấp với chế độ TER FLW.

Bay tầm thấp là điều rất khó đối bởi máy bay dễ bị tác động bởi khí quyển hay sự nhiễu động...” Alan Williams, người giám sát chương trình B-52 Stratofortress của Bộ Tư lệnh không kích toàn cầu, đồng thời là một cựu phi công B-52 nói với Military.

Liên tục thử nghiệm với các mục đích sử dụng mới

Tướng Không quân John Hyten, người đứng đầu Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hồi tháng 7/2019 rằng, B-1B Lancer “là một chiếc máy bay đáng tin cậy của Không quân hiện nay”, nhưng thực tế là chỉ có một phần nhỏ trong số 44 chiếc B-1B của Không quân Mỹ có thể sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

“Chúng tôi nhìn thấy các vấn đề ở B-1 khi triển khai loại máy bay này. Và chúng tôi đã buộc phải dừng lại để sửa chữa các vấn đề đó”, ông Hyten nói.

Chiếc máy bay ném bom cánh cụp cánh xòe màu xám đậm đã có sự chuyển đổi ngay sau khi cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan bắt đầu vào cuối năm 2001.

Một phi công từng tham gia cuộc chiến này, Jordan Thomas, nói với Washington Post trong một câu chuyện năm 2015 rằng, ngay trước cuộc chiến, một số thành viên trong quốc hội “đã hỏi rằng liệu có thật là chiếc B-1 không thể bay trên những ngọn núi cao như ở Afghanistan hay không – điều mà họ cũng đã đọc được ở đâu đó.

Tôi đã đáp lại rằng: ‘Chúng ta có thể bay trên những ngọn núi ở Afghanistan, nhưng tại sao chúng ta sẽ phải làm thế?’”

Tuy nhiên, chiếc máy bay ném bom nhanh chóng “đã chứng minh được giá trị của mình” như tờ Los Angeles Times đã nêu tháng 12/2001, với khả năng có thể bay chậm ở tầm 6.000m trên các chiến trường trong thời gian dài và mang lượng vũ khí đáng kể.

Trung tướng nghỉ hưu của Không quân Mỹ David Deptula nói với Washington Post rằng một chiếc B-1B có thể mang lượng bom tương đương với 40 chiếc chiếc máy bay chiến đấu trên tàu sân bay.

Trong một nỗ lực nhằm đáp ứng nhiệm vụ mới, Boeing đã đưa ra cho Không quân Mỹ lựa chọn thay thế nhiều vũ khí chi viện không quân trực tiếp, trong đó có cả một pháo tự động, súng máy, súng điện từ railgun và thậm chí là một súng laser bên trong khoang vũ khí, Sputnik đưa tin hồi năm ngoái.

Ngoài ra, Lancer cũng đã được thử nghiệm như một “máy bay bệ phóng” cho các tên lửa hành trình tầm xa, trong đó có cả Tên lửa không đối đất chính xác cao (JASSM) và các biến thể, cũng như tên lưa chống hạm tầm xa (LRASM) và vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không (ARRW).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại