Mụn nổi ở mí mắt trên: Dấu hiệu và cách xử lý để bạn bớt cảm thấy khó chịu

|

Loại mụn mà không phải ai cũng gặp phải nhưng nếu lỡ vướng phải nó thì bạn đã biết cách xử lý hiệu quả chưa?

Tình trạng mụn xuất hiện ở mí mắt trên thường là một vết sưng đỏ, nằm trên bề mặt của mí mắt. Các vết sưng này giống như một nốt mụn thông thường, khi chạm vào thấy hơi mềm, đau. Loại mụn này có thể xuất hiện ở quanh khu vực mí mắt, nhưng thường gặp nhất là gần rìa mắt (nơi tiếp giáp giữa lông mi và mí mắt).

Mụn nổi ở mí mắt trên: Dấu hiệu và cách xử lý để bạn bớt cảm thấy khó chịu - Ảnh 1.

Thông thường, mí mắt có nhiều tuyến dầu để duy trì độ ẩm ổn định bên trong mắt, từ đó loại bỏ các vật lạ bằng cách tiết ra nước mắt. Những tuyến này cũng dễ gây tắc nghẽn do dầu cũ, tế bào da chết, vi khuẩn...

Khi bị tắc nghẽn, các chất bẩn và vi trùng sẽ bắt đầu tích tụ trong tuyến dầu, gây nhiễm trùng và kết quả làm nổi mụn ở mí mắt trên.

Các nốt mụn ở mí mắt sẽ kéo dài trong khoảng vài ngày, sau đó vỡ ra và lành lại. Một số nốt mụn có thể tự lành, còn lại sẽ cần điều trị y tế.

Nguyên nhân nào gây nổi mụn ở mí mắt trên?

Mụn ở mí mắt trên có thể hình thành khi một tuyến dầu trong mí mắt bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng thường được gây ra bởi tụ cầu khuẩn Staphylococcus. Những vi khuẩn này thường sống xung quanh bề mặt của mí mắt mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì.

Tuy nhiên, khi một tuyến dầu bị tắc nghẽn với tế bào da chết hoặc dầu cũ, những vi khuẩn này có thể bị mắc kẹt lại trong tuyến, gây nhiễm trùng.

Mụn nổi ở mí mắt trên: Dấu hiệu và cách xử lý để bạn bớt cảm thấy khó chịu - Ảnh 2.

Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở các khu vực sau:

- Nang lông mi: Đây là một lỗ nhỏ trên da mà một sợi lông mi riêng lẻ sẽ mọc ra.

- Tuyến bã nhờn: Tuyến này được gắn vào nang lông mi, tạo ra một chất nhờn gọi là bã nhờn, giúp bôi trơn lông mi để ngăn không cho chúng bị khô.

- Tuyến apocrine: Tuyến mồ hôi này được gắn vào nang lông mi, giúp mắt không bị khô.

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng nổi mụn ở mí mắt sắp xuất hiện

Nhìn chung, mụn nổi trên mí mắt thường được nhận diện qua một cục đỏ xuất hiện trên mí mắt, đi kèm với những triệu chứng sau:

- Đau nhức mắt.

- Có cảm giác khó chịu trong mắt.

- Chảy nước mắt.

- Sưng mí mắt.

Mụn nổi ở mí mắt trên: Dấu hiệu và cách xử lý để bạn bớt cảm thấy khó chịu - Ảnh 3.

- Nhạy cảm với ánh sáng.

- Bị đỏ và đau ở mép mí mắt.

Mụn nổi ở mí mắt trên: Dấu hiệu và cách xử lý để bạn bớt cảm thấy khó chịu - Ảnh 4.

Ngoài là dấu hiệu của tình trạng nổi mụn ở mí mắt, nó còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng mắt mà bạn không nên chủ quan coi thường. Điều quan trọng là hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để nhận được chẩn đoán thích hợp.

Cách điều trị mụn ở mí mắt tại nhà

- Chườm khăn ấm lên mắt trong khoảng 10 - 15 phút, mỗi ngày làm 3 - 4 lần.

Mụn nổi ở mí mắt trên: Dấu hiệu và cách xử lý để bạn bớt cảm thấy khó chịu - Ảnh 5.

- Sử dụng kem bôi kháng sinh.

- Tránh cọ xát, chạm tay lên mắt.

Mụn nổi ở mí mắt trên: Dấu hiệu và cách xử lý để bạn bớt cảm thấy khó chịu - Ảnh 6.

- Không dùng kính áp tròng trong thời điểm này.

- Ngừng trang điểm mắt đến khi hết mụn.

Trong trường hợp xấu, nếu mụn không biến mất thì bạn có thể sẽ phải nhờ tới phương pháp phẫu thuật để loại bỏ.

Source (Nguồn): Healthline


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại