Mục đích duy nhất để Mỹ lựa chọn hạt nhân trong loạt giả thuyết các siêu cường rơi vào xung đột

Hồng Nhung |

Theo tờ National Interest, mục đích duy nhất Mỹ muốn duy trì vũ khí hạt nhân là để răn đe. Và nếu cần thiết, một cuộc đáp trả có thể phải dùng đến tấn công hạt nhân.

Tín hiệu này đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chính sách hạt nhân của Mỹ và là giải đáp phần nào cho khái niệm mơ hồ duy trì lựa chọn sử dụng vũ khí hạt nhân từ trước đến nay của nước này.

Đảng Dân chủ Mỹ cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự. Cựu phó Tổng thống Joe Biden - ứng viên Đảng Dân chủ cũng đã nhấn mạnh, mục đích duy nhất đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong chính sách hạt nhân của Mỹ là nhằm loại bỏ sự mơ hồ về việc duy trì vũ khí hạt nhân để đối phó với cuộc tấn công thông thường.

Theo tờ National Interest, việc chấp nhận mục đích duy nhất là bước đi hợp lý đưa ra lựa chọn duy trì vũ khí hạt nhân mà chưa một tổng thống tiền nhiệm nào của Mỹ lựa chọn.

"Hoàn cảnh khắc nghiệt"

Theo National Interest, chính phủ Mỹ từ lâu đã tuyên bố lập trường sử dụng vũ khí hạt nhân trong "hoàn cảnh khắc nghiệt nhất" và buộc phải sử dụng nếu như lợi ích thiết yếu của nước Mỹ, các đồng minh và đối tác bị đe dọa. Quan điểm này thể hiện sự mơ hồ của tổng thống Mỹ về việc quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân.

Các quan điểm về vũ khí hạt nhân dưới thời cựu Tổng thống Obama đã thúc đẩy nỗ lực giảm số lượng và vai trò của vũ khí hạt nhân trong chính sách của Mỹ.

Tài liệu nêu rõ rằng: Mỹ sẽ không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các quốc gia không có vũ khí hạt nhân, là thành viên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và tuân thủ các cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.

"Nếu một quốc gia không vũ khí hạt nhân tấn công Mỹ hay đồng minh, đối tác Mỹ bằng vũ khí thông thường, hóa học và sinh học thì cam kết an ninh của Mỹ là không sử dụng vũ khí hạt nhân.

Bản đánh giá tình hình hạt nhân năm 2010 cũng tuyên bố, Mỹ sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ để ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân vào Mỹ, các đồng minh hay đối tác. Lập luận để ngỏ khả năng đáp trả hạt nhân đối với cuộc tấn công thông thường của một quốc gia có vũ khí hạt nhân.

Bản đánh giá cũng nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy năng lực quân sự thông thường của mình và giảm vai trò vũ khí hạt nhân trong việc ngăn chặn cuộc tấn công phi hạt nhân. Như vậy, mục tiêu duy nhất của Mỹ về việc duy trì vũ khí hạt nhân là nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân vào nước này.

Bản đánh giá tình hình hạt nhân năm 2018 của chính quyền Tổng thống Trump phản ánh tính liên tục của các lãnh đạo tiền nhiệm nhưng lại có khác biệt ở một số khía cạnh.

Thay vì giảm vai trò của vũ khí hạt nhân và từ chối vũ khí hạt nhân mới, bản đánh giá tình hình hạt nhân của chính quyền Tổng thống Trump trong năm 2018 xem xét khả năng bổ sung vũ khí hạt nhân bao gồm: đầu đạn tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm năng suất thấp và đầu đạn năng suất thấp dùng cho tên lửa hành trình phóng từ biển.

Đề cập tới khả năng Mỹ sẽ dùng vũ khí hạt nhân trong trường hợp khắc nghiệt nhất thì bản đánh giá hạt nhân 2018 lại viết rằng các trường hợp đó bao gồm "cuộc tấn công chiến lược phi hạt nhân quan trọng vào người dân, đồng minh và đối tác Mỹ hay khả năng đánh giá cảnh báo và tấn công.

Giới quan sát tin tưởng , lập luận trong bản đánh giá 2018 bao gồm cả các trường hợp cho phép Washington sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tấn công vũ khí hạt nhân vào quốc gia có vũ khí hạt nhân

Các cam kết an ninh không đảm bảo dưới thời cựu Tổng thống Obama hay Tổng thống Trump đều khẳng định 95% việc sử dụng vũ khí hạt nhân của nước này diễn ra trong trường hợp các quốc gia có vũ khí hạt nhân không tuân thủ cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân bất chấp các nghi ngờ của giới quan sát về khả năng cam kết của Bắc Kinh.

Chính sách hạt nhân của Nga nêu rõ ràng: Moscow sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu nước khác sử dụng hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại Moscow và đồng minh của nước này, hoặc một cuộc tấn công thông thường vào Nga khiến sự tồn tại của nước này bị đe dọa.

Vậy, những kịch bản nào khiến Washington buộc phải sử dụng hạt nhân trước tiên? Tờ National Interest đưa ra các gợi ý như sau:

Một là cuộc xung đột thông thường giữa NATO và Nga ở khu vực Baltic, trong đó quân đội Nga đạt được hoặc đang trên đà giành chiến thắng bởi các lợi thế trong khu vực.

Trong trường hợp như vậy, liệu một Tổng thống Mỹ có thực sự quyết định tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào các lực lượng của Nga trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên NATO hay chính là ở nước Nga? Washington ắt hẳn phải cân nhắc khả năng này.

Hai là kịch bản có thể liên quan đến xung đột với Trung Quốc, trong đó quân đội Bắc Kinh sử dụng kho tên lửa đạn đạo được trang bị thông thường nhằm đẩy lùi lực lượng hải quân và không quân Mỹ.

Cuộc tấn công phi hạt nhân sẽ buộc Mỹ phải sử dụng vũ khí thông thường đối phó với Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ phải xem xét lại tình hình thực tế của Bắc Kinh để có hành động nếu xung đột xảy ra.

Còn đối với Triều Tiên, nếu Mỹ tấn công hạt nhân đầu tiên thì Bình Nhưỡng có thể đáp lại cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân hay không?

Leo thang xung đột thông qua việc sử dụng vũ khí hạt nhân là một đề xuất đáng sợ bởi các hậu quả không thể lường trước được và rất có thể rơi vào thảm họa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại