Dường như mùa thu đang đi qua rất nhanh, những ngày mát mẻ hơn sẽ tăng dần. Khí hậu bắt đầu thay đổi, khô hanh xen kẽ mưa gió, ban đêm ngày càng dài hơn. Lúc này, cơ thể cần huy động nhiều thể lực và năng lượng hơn để thích ứng với những thay đổi của môi trường. Cộng với khí hậu không ổn định, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm.
Theo BS Đông y Nguyễn Hữu Trường (làm việc tại TP.HCM), dưới góc nhìn của y học cổ truyền, việc ăn uống trong mùa thu cần tuân theo các nguyên tắc cân bằng âm dương, bồi bổ phổi, dưỡng âm, phòng ngừa các bệnh lý thường gặp như khô họng, ho khan, viêm phế quản…
Mùa thu lại là thời điểm chuyển giao giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh giá, dương khí suy giảm, âm khí tăng lên, cơ thể cần được điều chỉnh để thích nghi với sự thay đổi này.
Để tránh các vấn đề về thể chất, mọi người phải chú ý hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày. Tục ngữ có câu: "Trời lạnh có sẵn một bát canh thì không cần kê thuốc".
Mùa thu uống 5 loại canh sẽ "không cần bác sĩ kê thuốc"
5 loại canh này rất giàu dinh dưỡng, thích hợp để dưỡng ẩm và cấp nước, từ đó giúp cơ thể điều hòa cân bằng, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh.
1. Canh sườn heo
Để nuôi dưỡng nội tạng vừa bổ gan vừa dưỡng phổi vào mùa thu, bạn không nên ăn đồ nóng như thịt cừu. Sườn heo tốt hơn nhiều. Bạn cho thêm đông trùng hạ thảo, dâu tằm, nhãn, rễ bạch chỉ... sẽ nấu thành món sườn heo bổ dưỡng, không chỉ thỏa mãn vị giác mà còn bồi bổ cơ thể.
2. Canh thịt vịt
Thịt vịt thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, vừa bổ sung chất dinh dưỡng lại còn có tác dụng khử khô, giảm nóng trong. Hơn nữa, thịt vịt hầm với các loại nấm rừng rất ngon, lại thanh mát rất hợp để dưỡng gan bổ phổi vào mùa thu.
Để làm món canh thịt vịt bổ dưỡng, bạn có thể dùng nửa con vịt hầm với nấm, mộc nhĩ trắng, chà là đỏ, nhãn, gừng, táo gai khô, rễ bạch chỉ.
3. Súp khoai mỡ hầm lê
Người xưa có câu: "Khi thu phân đến, hãy ăn khoai mỡ". Khoai mỡ mềm, bổ dưỡng. Đem hầm với lê thành súp sẽ có vị ngọt, thơm ngon, có thể nuôi dưỡng âm và dưỡng ẩm cho da khô. Chúng có tính ấm, dễ tiêu nên rất thích hợp cho người trung niên và người già.
4. Canh tôm bí đao
Do yếu tố khí hậu trong mùa thu, chúng ta nên chú ý đến những thực phẩm sạch và bổ dưỡng khi bồi bổ. Khi hầm canh để duy trì sức khỏe, chúng ta nên tránh những nguyên liệu béo ngậy, chọn những thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa giữ ẩm.
Đem nấu tôm với bí đao, sau đó thêm hành lá, gừng thái lát vừa phải để tăng hương vị.
5. Canh mộc nhĩ trắng
Mộc nhĩ trắng được mệnh danh là "tổ yến của người bình dân". Nó rất giàu chất dinh dưỡng, giá thành rẻ. Nó là một sản phẩm bổ dưỡng mùa thu vừa tốt lại rẻ tiền. Khi được trộn với gạo nếp lên men, chà là đỏ rồi đem nấu lên, bạn có món canh gạo nếp nấm trắng có vị ngọt, ngon, bổ âm, dưỡng phổi.
Lưu ý bảo vệ sức khỏe vào mùa thu
1. Mặc ấm hơn
Thời tiết mùa thu có thể chuyển lạnh nhanh chóng, hãy chú ý mặc thêm áo ấm khi ra ngoài, đặc biệt là vào buổi sáng sớm và buổi tối.
2. Ăn uống cân đối
Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa để tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể ăn nhiều quả mọng, trái cây, rau xanh đều giàu vitamin, chất chống oxy hóa cơ thể cần.
3. Uống đủ nước
Mùa thu thời tiết khô hanh, hãy đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Nó không chỉ giúp cơ thể hoạt động tốt nhất mà còn phòng tránh khô da kịp thời.
4. Tập thể dục đều đặn
Hoạt động cơ thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch.