Một vòng quanh "nghĩa địa" chiến đấu cơ Trung Quốc tại... Đông Âu

Nam Đồng |

Albania là một quốc gia nhỏ bé nằm tại Đông Nam châu Âu, vì hoàn cảnh lịch sử mà quân đội nước này có trong biên chế khá nhiều vũ khí, khí tài do Trung Quốc sản xuất.

Một vòng quanh nghĩa địa chiến đấu cơ Trung Quốc tại... Đông Âu - Ảnh 1.

Trang Sina của Trung Quốc vừa đăng tải chùm ảnh về "nghĩa địa" chiến đấu cơ do nước này sản xuất từng phục vụ trong biên chế Không quân Cộng hòa Albania.

Một vòng quanh nghĩa địa chiến đấu cơ Trung Quốc tại... Đông Âu - Ảnh 2.

Dưới thời Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Albania - Enver Hoxha, quốc gia nhỏ bé này đã gần như đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao với Liên Xô, vì ông tin rằng Khrushchev đã rời bỏ những đường lối cũ của Stalin. Sau đó đồng minh thân cận nhất của Albania là Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Một vòng quanh nghĩa địa chiến đấu cơ Trung Quốc tại... Đông Âu - Ảnh 3.

Đi kèm với sự "xoay trục" về ngoại giao, Albania còn đặt niềm tin vào việc hợp tác quân sự với Trung Quốc, họ đã đưa vào biên chế nhiều xe tăng, tàu chiến và đặc biệt là số lượng rất lớn tiêm kích phản lực "Made in China".

Một vòng quanh nghĩa địa chiến đấu cơ Trung Quốc tại... Đông Âu - Ảnh 4.

Trong ảnh là 2 chiếc tiêm kích cận âm J-5 - phiên bản Trung Quốc chế tạo theo giấy phép dựa trên nguyên mẫu MiG-17 của Liên Xô, phía sau là hàng dài máy bay J-6.

Một vòng quanh nghĩa địa chiến đấu cơ Trung Quốc tại... Đông Âu - Ảnh 5.

Tiêm kích J-5 phục vụ với số lượng khá nhiều trong Không quân Albania, có điều con số cụ thể hiện vẫn chưa rõ ràng. Trong ảnh là một phiên bản J-5 hai chỗ ngồi dùng cho mục đích huấn luyện phi công.

Một vòng quanh nghĩa địa chiến đấu cơ Trung Quốc tại... Đông Âu - Ảnh 6.

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI, trong giai đoạn 1965 - 1971, Trung Quốc chuyển giao cho Albania tới 71 tiêm kích phản lực siêu âm J-6 (ảnh), đây là biến thể sao chép MiG-19 của Liên Xô, ngoài ra có thể còn một vài chiếc MiG-19PM "chính hãng" đi kèm.

Một vòng quanh nghĩa địa chiến đấu cơ Trung Quốc tại... Đông Âu - Ảnh 7.

Hiện đại nhất trong phi đội chiến đấu cơ của Không quân Albania là 12 chiếc J-7A (phiên bản sao chép MiG-21), chúng được bàn giao vào năm 1970, vũ khí chính của J-7A là 450 tên lửa không đối không tầm ngắn PL-2 (có thể lắp trên cả J-6).

Một vòng quanh nghĩa địa chiến đấu cơ Trung Quốc tại... Đông Âu - Ảnh 8.

Do tuổi thọ khung thân không cao cho nên toàn bộ phi đội máy bay chiến đấu được Trung Quốc sản xuất từng phục vụ trong Không quân Albania hiện đã bị loại biên hoặc chỉ còn tồn tại trên giấy tờ vì mất hoàn toàn sức chiến đấu. Trong ảnh là các tiêm kích J-6 ngừng hoạt động đang bị vứt phơi mưa phơi nắng ngoài trời.

Một vòng quanh nghĩa địa chiến đấu cơ Trung Quốc tại... Đông Âu - Ảnh 9.

Không chỉ có vậy, nhiều vũ khí có nguồn gốc Trung Quốc khác như xe tăng Type 59 (sao chép T-54), hệ thống tên lửa phòng không HQ-2 (bản sao SA-2), hay máy bay vận tải Y-5 và trực thăng vũ trang Z-5 cũng trong tình trạng khó lòng tác chiến.

Số lượng lớn chiến đấu cơ "MiG" của Không quân Albania đang chờ bán thanh lý sau khi ngừng hoạt động

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại