Một thói quen khiến phổi người phụ nữ trắng xoá, suy giảm 60% chức năng phổi và vĩnh viễn không thể phục hồi

Phạm Trang |

Những thói xấu trong cuộc sống có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Bác sĩ phẫu thuật ngoại khoa Trần Vinh Kiên (Trung Quốc) mới đây đã chia sẻ trường hợp của một bệnh nhân 40 tuổi đã đến bệnh viện vì cảm thấy khó thở. Cô vốn cho rằng do cân nặng của bản thân khá cao đã dẫn tới tình trạng này.

Tuy nhiên, sau khi khám đã phát hiện hai bên phổi của cô đều xuất hiện những mảng trắng xoá. Bác sĩ Trần Vinh Kiên cho biết, chức năng phổi của bệnh nhân của chỉ còn 40% - tức chỉ gần bằng một nửa so với người thường và vĩnh viễn không thể phục hồi.

Qua quá trình tìm hiểu bệnh sử, sinh hoạt thường ngày, bác sĩ Trần Vinh Kiên đã phát hiện nguyên nhân dẫn đến điều này chính là bởi thói quen nguy hại. Người phụ nữ cho hay, tuy thường xuyên làm việc tại công trường có khói bụi độc hại nhưng cô thường không có thói quen đeo khẩu trang. Ngay cả khi làm bếp cũng không mở máy hút mùi vì lý do tiết kiệm.

Ngoài việc tránh xa các tác nhân gây hại như hút thuốc, uống rượu, ô nhiễm không khí... thì mọi người cũng nên cảnh giác trong việc sử dụng những đồ trong gia đình. Nếu dùng sai cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của phổi nghiêm trọng.

1. Khói dầu ăn

Xào, nướng, chiên rán là những phương thức nấu ăn phổ biến nhưng cũng vô tình sản sinh ra lượng lớn khói dầu gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, đây là một trong những yếu tốt tăng nguy cơ gây ung thư phổi.

Một thói quen khiến phổi người phụ nữ trắng xoá, suy giảm 60% chức năng phổi và vĩnh viễn không thể phục hồi- Ảnh 1.

Với các bà nội trợ hoặc những người thường xuyên làm việc liên quan đến bếp núc, nếu mắc ung thư phổi nhưng hoàn toàn không trực tiếp hút hay thường xuyên hút thuốc lá thụ động thì nguyên nhân khả năng lớn liên quan lớn tới việc tiếp xúc nhiều với khói dầu trong bếp.

Nếu làm nóng dầu ở nhiệt độ nhất định, dầu ăn sẽ phân hủy và tạo ra các thành phần có hại cho sức khỏe như acrolein. Đặc biệt, những lợi dầu ăn kém chất lượng (phần lớn là dầu bán tinh) với thành phần chính là triglycerid rất dễ phân hủy thành glyxerin và các axit béo. Sau khi đun nóng ở nhiệt độ cao, glyxerin sẽ mất nước và bị oxy hóa, giải phóng các chất độc gây hại cho cơ thể, đặc biệt là phổi.

Chính vì vậy, khi lựa chọn dầu ăn trong gia đình nên chọn những loại dầu có nguồn gốc rõ ràng, tránh đun sôi dầu ở nhiệt độ quá cao cũng như không nên chờ dầu ăn sôi đến bốc khói mới cho thực phẩm vào.

Cùng với đó, khi nấu nướng nên mở cửa trong bếp để không gian thoáng đãng, tránh khói dầu tập trung. Nếu gian bếp nhỏ và thông với phòng khách, nên sử dụng máy hút mùi để đảm bảo sức khỏe.

2. Chất tẩy rửa hóa học

Các chất tẩy rửa hóa học, làm bóng đồ đạc... thường xuyên xuất hiện trong gia đình với công dụng làm sạch và khử khuẩn. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá thường xuyên và không đúng cách có thể gây suy giảm chức năng phổi không kém thuốc lá.

Một thói quen khiến phổi người phụ nữ trắng xoá, suy giảm 60% chức năng phổi và vĩnh viễn không thể phục hồi- Ảnh 2.

Các loại hóa chất có trong những chất tẩy rửa này chứa nhiều chất kích thích tác động trực tiếp vào đường hô hấp và tích tụ tại phổi, gây xơ hóa mô phổi và những hậu quả nặng nề hơn. Cùng với đó, nhiều loại thuốc tẩy rửa có thể sản sinh khí clo gây khó chịu cho đường hô hấp, dẫn đến các triệu chứng khó thở.

Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, khi sử dụng các sản phẩm này nên đeo găng tay và khẩu trang, đảm bảo không gian thông thoáng. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng đến mức tối đa. Tránh các sản phẩm hóa chất dạng xịt dễ khuyếch tán trong không khí.

3. Hút thuốc lá và hút thuốc thụ động

Theo các nghiên cứu, khói thuốc lá là một trong những nguy cơ gây ung thư phổi hàng đầu. Hút thuốc ngoại trừ gây hại cho phổi còn có thể gây tổn thương não, họng, vị giác, mạch máu, tim...

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và tử vong. Không chỉ vậy, sau khi dập tắt điếu thuốc, khói thuốc còn sót lại trong môi trường vẫn có thể gây hại cho cơ thể.

Theo nghiên cứu về khói thuốc thụ động, nicotin có độ bám dính bề mặt mạnh và sẽ phản ứng hóa học với axit nitơ, ozon và các hợp chất khác trong không khí để tạo ra các chất độc mới mạnh hơn như nitrosamine và các chất gây ung thư khác. Chúng sẽ bám vào quần áo, đồ nội thất... trong gia đình, nơi công động. Chính vì vậy, việc dừng hút thuốc ở cả gia đình lẫn nơi công cộng là hành vi bảo vệ sức khỏe không chỉ cho bản thân, gia đình và cả những người xung quanh.

Nguồn: ETtoday, Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại