Sau khi trải qua triệu chứng lạnh và dị ứng trong 2 tháng vào năm 2014, nhà báo Christine Coppa (Mỹ), hiện đã 36 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Trong khi hầu như trong 56.870 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm đều có tỷ lệ sống sót đến 90%, ung thư tuyến giáp chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ, chiếm tới 75% các ca bệnh.
Coppa từng trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp và một đợt điều trị phóng xạ i-ốt dưới dạng thuốc, quyết định cho người đọc thấy các dấu hiệu của căn bệnh này mà cô đã làm ngơ trước khi được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp.
Dưới đây là 6 dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến giáp mà Coppa đã vô tình bỏ qua:
Ho liên tục
Coppa bị ho khan liên tục trong vòng 2 tháng và không đến gặp bác sĩ vì không hề bị sốt, đau họng hoặc bất cứ triệu chứng nào của bệnh cảm cúm.
Thêm vào đó, thời gian cô bắt đầu bị ho kéo dài là vào mùa xuân – mùa dễ phát sinh những triệu chứng ẩm ương của cơ thể. Cô còn dành cả đêm để lăn lộn trên sân chơi bòng chày đầy bụi bẩn cùng con trai. Coppa nghĩ đơn giản đó là dị ứng.
Nhưng thực tế, ho kéo dài là do cổ họng bị vướng víu bởi có một khối u đã hình thành trong cổ họng.
TS Tom Thomas (Trưởng khoa Phẫu thuật đầu cổ tại Trung tâm Y tế Morristown) cho biết: "Ho kéo dài rất có thể là do khối u tuyến giáp hình thành trên khí quản.
Tuy nhiên, phần lớn việc ho không phải là dấu hiệu chắc chắn cho thấy bạn bị ung thư tuyến giáp nên thường bị bỏ qua.
Không thể nuốt thức ăn một cách dễ dàng
Coppa cho biết, cô thường ăn cà rốt sống khi đói trong giờ làm việc. Nhưng rồi vào một ngày, cô không ăn nó một cách dễ dàng được nữa.
Sau khi nhai, việc nuốt thức ăn có vẻ vô cùng khó khăn. Cô cảm thấy có gì đó nghẹn lại nơi cuống họng. Sau khi để mát và nhai rồi nuốt, thậm chí Coppa còn ho tung hết ra ngoài. Sau lần ấy, cô không bao giờ ăn cà rốt nữa.
Tuy nhiên, sau khi nhìn thấy siêu âm quét khối lượng bao phủ bên ngoài tuyến giáp, cô đã hiểu rõ vì sao mình không thể ăn cà rốt ngon lành vào lần ấy.
Nghẹn khi nuốt thức ăn không phải dấu hiệu đặc trưng của ung thư tuyến giáp nên thường bị bỏ qua.
Tiến sĩ Christopher Fundakowski (bác sĩ phẫu thuật đầu cổ, Bệnh viện Đại học Temple) cho biết: "Tuyến giáp ở phía trước của khí quản, ngay dưới họng. Khi có khối u phát triển, nó sẽ đẩy vào các khí quản và thực quản.
Hầu hết thì triệu chứng này thông thường không phải dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến giáp. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có dấu hiệu khó nuốt khá hiếm".
Tuy nhiên, Tiến sĩ Fundakowski gợi ý từ trường hợp của Coppa, hãy làm một cuộc hẹn với bác sĩ của bạn để thực hành nuốt và sử dụng tia X xác định bất thường trong chuyển động của thức ăn và chất lỏng từ miệng vào thực quản.
Ông cũng cho biết một siêu âm hoặc chụp CT có thể giúp chẩn đoán vấn đề.
Dấu hiệu tiếp theo mà Coppa nhận thấy chính là việc thở hổn hển, việc hít thở đối với cô trở nên vô cùng khó khăn, nhất là khi hít một hơi thật sâu. Cô chia sẻ, sẽ không bao giờ quên được cảm giác ấy, cảm giác khi việc thở diễn ra không đúng cách.
Nhưng vì cô bị mắc chứng rối loạn lo âu nên thường đếm đến 10 và mơ về điều vui vẻ, hạnh phúc, để rồi bỏ qua chúng.
Một ngày sau, khi điều đó không hiệu quả, Coppa đã đi đến phòng khám tư nhân. Bác sĩ cho biết đó là dị ứng và được chỉ định một loại hít khí hen.
Tiến sĩ Fundakowski nói: "Khó thở có thể là triệu chứng của ung thư tuyến giáp lẫn người bị bướu tuyến giáp lớn. Trong trường hợp ung thư tuyến giáp, chúng tôi lo lắng về khối u xâm nhập vào khí quản.
Thỉnh thoảng, ung thư tuyến giáp sẽ phát triển khá nhanh, bóp hoặc đẩy vào khí quản, có thể gây khó thở - đặc biệt khi nằm xuống, hoặc thở nhanh khi lo lắng.
Khó thở có thể là triệu chứng của ung thư tuyến giáp lẫn người bị bướu tuyến giáp lớn.
Tiếng nói thay đổi
Coppa nhận thấy, tiếng nói của mình không còn tròn vẹn như trước, mỗi chữ nói ra như bị cấu xé, bị rách rưới. Bạn bè của cô cho rằng cô đang cố gắng nói chuyện thật sexy nhưng thực ra đó là dấu hiệu khác cho thấy khối u đang tồn tại.
Theo Tiến sĩ Sandeep Samant (giám đốc phẫu thuật đầu và cổ tại Bệnh viện Northwestern Memorial), một đánh giá nội bộ về đường thở và sự vận động của dây thanh quản của bệnh nhân là điều bắt buộc.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý bạn không nên quá lo lắng vì đây cũng có thể là do viêm dây thanh quản gây nên.
Tai bị tổn thương
Triệu chứng kỳ lạ của Coppa là đau tai nhẹ. Cô đã bị nhiễm trùng tai lần cuối cùng khi lên 7 tuổi, nhưng đột nhiên, ở tuổi 34, cô lại phải dùng Motrin và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Tiến sĩ Ezra Cohen (phó giám đốc tại UC San Diego Health) cho hay, nguyên nhân là do dây thần kinh phế vị cung cấp cảm giác đến tai và chạy xuống cổ, bên cạnh tuyến giáp.
Tiến sĩ Cohen nói: "Đôi khi tín hiệu có thể bị chồng chéo, nhầm lẫn trong não, và người ta cảm thấy đau tai khi có cái gì đó đang xảy ra ở cổ.
Sự khó chịu cũng có thể là do nhiễm trùng hoặc viêm, không phải ung thư - tuy nhiên, bác sĩ nên luôn luôn kiểm tra đau tai, đặc biệt là ở người lớn đối với người nghi bị ung thư tuyến giáp".
Tiếng nói trở nên bất thường là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp.
Bạn có thể cảm nhận thấy một khối u
Tiến sĩ Thomas nói: "Người ta sẽ chỉ chú ý đến khối u nếu nó nằm ở phần trước của tuyến giáp. Thường thì bạn không thấy vết sẹo rõ rệt hoặc rõ nét ở cổ.
Vì vậy nếu bạn cảm thấy có khối u, hãy gặp bác sĩ của bạn". Cục u có xu hướng mịn màng và đàn hồi như cao su khi sờ vào, nhưng nếu nó cứng, bạn cần sự can thiệp của y tế càng sớm càng tốt.
BS Nguyễn Quốc Bảo (Bác sĩ cao cấp – Nguyên Trưởng khoa ngoại đầu mặt cổ, Bệnh viện K) khẳng định, đã là u tuyến giáp nhất định phải mổ.
Theo bác sĩ, u tuyến giáp có hai loại: thể đặc và thể nang nước. Đối với thể nang nước, bác sĩ có thể giữ nguyên và theo dõi tiếp tình hình biến chuyển của khối u.
Có những người bị chỉ định ung thư tuyến giáp và được tiến hành cắt bán phần (không cắt hết tuyến giáp) vì là bệnh nhân trẻ tuổi, có u nhỏ, phát hiện ở giai đoạn sớm. Không phải cứ là ung thư tuyến giáp thì mới cắt hoặc cứ là u lành sẽ được giữ lại.
Tất nhiên là khối u lành không cần thiết phải cắt triệt để, không cần phải nhặt kỹ nhưng cũng có trường hợp u lành phải cắt hết sau đó dùng hormones thay thế vì tiện lợi hơn. Hoặc có những người không bị cắt hết vẫn phải dùng hormones vì nếu không sẽ bị suy giáp.
Do đó, việc phẫu thuật u tuyến giáp khi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư là chuyện nên làm. Bệnh nhân có u lành cũng có thể đã bị viêm giáp, hỏng hết cả 2 thùy rồi thì vẫn nên cắt. Nếu là u lành thì có thể để lại để theo dõi.
Nếu là u ác tính thì bệnh nhân nên được phẫu thuật. Đó là hai chỉ định rõ ràng về khối u. Còn thực tế đã là khối u đều cần phải mổ.
Tất nhiên là những khối u nang tuyến giáp tương đối nhỏ, siêu âm thấy đây là u lành tính thì bác sĩ có thể để lại và theo dõi. Nhưng với những u lớn trên 3cm thì bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bỏ.
Nếu để lại, khối u sẽ phát triển lên và nếu càng to lên sẽ gây hiện tượng chảy máu trong u, gây viêm các tuyến xung quanh, tạo cảm giác khó chịu, mất thẩm mỹ.
(Nguồn: Yahoo, Health, Comospolitan)