"Một nhúm" lính Nga ở Venezuela khiến Washington nóng mặt: Âm mưu của Mỹ bị chặt đứt?

Bảo Lam |

Nga đã chuyển từ phát ngôn sang chính thức hỗ trợ Caracas, khi cử tới Venezuela 2 máy bay chở binh lính với sự dẫn đầu của Tham mưu trưởng Lục quân Nga - Tướng Vasily Tonkoshkurov.

Venezuela là Syria thứ 2?

Diễn biến tình hình ngày càng giống kịch bản tại Syria, ngoại trừ việc trong trường hợp này, Điện Kremlin ra tay can thiệp khi Venezuela vẫn chưa bị tàn phá bởi chiến tranh, và quân đội của quốc gia này không bị hao mòn sức lực sau nhiều năm chiến đấu vô vọng.

Vậy Nga có cần thêm một cuộc chiến tranh xa xôi như thế hay không trong tình trạng hiện nay của chính mình?

Chế độ Nicolas Maduro với những vấn đề của nó có đáng để Nga vì thế mà tham gia vào một cuộc xung đột không đơn giản ngay ở "sân sau" của Mỹ hay không? Chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ.

Thứ nhất, khi ủng hộ tổng thống được bầu chọn hợp hiến Maduro, Nga đứng về phía luật pháp quốc tế và bảo vệ sự toàn vẹn của một quốc gia độc lập trước áp lực từ bên ngoài. Đúng, Venezuela có những vấn đề nghiêm trọng, nhưng người dân quốc gia Nam Mỹ này phải tự giải quyết chúng mà không thể để "Chú SAM" gây áp lực.

Thứ hai, Nga có mối quan tâm trong việc làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự với quốc gia Mỹ Latinh này. Caracas đã mua số lượng lớn vũ khí do Nga sản xuất.

Việc triển khai căn cứ quân sự đúng nghĩa hoặc một vài căn cứ đã có thể là phương án hay, nhưng theo luật pháp hiện hành của Venezuela, điều này không được phép, và cả những nước láng giềng cũng sẽ không chào đón. Nói chung, trong tương lai tương quan lực lượng có thể sẽ hoàn toàn khác.

Thứ ba, các công ty hàng đầu của Nga đã thực hiện những khoản đầu tư rủi ro nhiều tỷ đôla vào Venezuela. Sau khi Moscow từ chối Guaydo bằng việc ủng hộ Maduro, giới doanh nhân Nga sẽ là những người bị đuổi khỏi Venezuela đầu tiên trong trường hợp tổng thống tự xưng Guaydo giành thắng lợi.

Một nhúm lính Nga ở Venezuela khiến Washington nóng mặt: Âm mưu của Mỹ bị chặt đứt? - Ảnh 2.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga thăm Venezuela.

Bởi vậy, từ giờ Điện Kremlin, khi bảo vệ các khoản đầu tư của Nga, sẽ bảo vệ Maduro đến cùng.

Thứ tư, đối với Nga, quốc gia phụ thuộc vào khoáng sản, điều vô cùng quan trọng đó là việc sở hữu một đòn bẩy gây áp lực của mình lên giá dầu mỏ. Bởi vậy, tốt hơn cả nếu như bầu trời trên các giếng dầu lớn nhất thế giới của Venezuela sẽ được các tổ hợp S-300 của Nga bảo vệ, hơn là những tổ hợp tên lửa phòng không Patriot của Mỹ.

Washington nóng mặt

Sự có mặt của các binh lính Nga với sự dẫn đầu của viên tướng chỉ huy đẳng cấp cao đến thế đã khiến Washington nóng mặt, nơi vừa quyết định những biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow và Caracas và cấp 300 triệu USD để "giúp đỡ nhân dân Venezuela".

Cả tổ chức các quốc gia châu Mỹ cũng lên án điều này: "Chính phủ nước ngoài không được phép có các chương trình hợp tác quân sự với chế độ tiếm vị, mà được thừa nhận bởi những phán quyết và văn bản liên châu Mỹ bất hợp pháp. Điều này cũng đe doạ hoà bình và an ninh trên bán cầu".

Vậy làm thế nào để 99 binh lính Nga có thể đe doạ hoà bình trên bán cầu Tây? Thậm chí đó không phải là 300 chiến binh, mà trong trường hợp xâm lược quy mô toàn diện, không thể chặn được quân đội Mỹ. Tuy nhiên, mọi thứ không đơn giản như vậy.

Được biết rằng các tổ hợp tên lửa phòng không S-300VM Antey 2500 đã được triển khai gần thủ đô của Venezuela để ngăn chặn khả năng xảy ra các cuộc "không kích nhân đạo" nhằm vào Karakas. Khả năng lớn là chính các chuyên gia kinh nghiệm của Nga sẽ ngồi sau bàn điều khiển những tổ hợp này.

Một nhúm lính Nga ở Venezuela khiến Washington nóng mặt: Âm mưu của Mỹ bị chặt đứt? - Ảnh 3.

Tên lửa phòng không S-300VM Antey 2500 triển khai gần thủ đô Venezuela.

Sự hi sinh của họ trong trường hợp xảy ra cuộc không kích của Mỹ hoặc nhiều khả năng của các đồng minh phía Mỹ, có thể trở thành nguyên nhân dẫn tới cuộc xung đột leo thang căng thẳng với Nga, quốc gia mà sẽ khó có thể để yên cho hành động xâm lược này.

Bởi vậy, bản thân việc các chuyên gia Nga có mặt ngay gần các hệ thống phòng không của Venezuela sẽ khiến người Mỹ từ bỏ ý định thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào họ.

Điều cũng đáng quan tâm đó là sự hiện diện của Tham mưu trưởng Lục quân Nga. Có thể phỏng đoán rằng, điều đó liên quan tới sự cần thiết phải tổ chức và chuẩn bị quân đội Venezuela cho cuộc chiến với những kẻ xâm lược trên bộ.

Bản thân những người Nga sẽ không lội vào rừng rậm, nhưng họ có thể tăng cường chất lượng tổ chức và điều hành lên một cấp độ mới.

Ngoài ra, TT Maduro có thể tin tưởng vào các sĩ quan chỉ huy cấp cao của Nga hơn những tướng lĩnh Venezuela, bởi vì như chúng ta đã rõ, Mỹ đang tích cực chia rẽ nội bộ tướng lĩnh chỉ huy trong Các lực lượng vũ trang Venezuela.

Như vậy, Moscow đang gửi đi tín hiệu trực tiếp rằng, không thể buông Venezuela một cách dễ dàng. Qua ví dụ Syria có thể thấy câu chuyện này có thể kéo dài nhiều năm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại