Một người bất cẩn, cả nhà ung thư nếu còn bảo quản gạo theo 5 kiểu “tự đầu độc” này

NGỌC ÁI |

Rất nhiều người, nhiều gia đình đang mắc phải 5 sai lầm tai hại này khi bảo quản gạo mà không hề hay biết!

Gạo là thực phẩm chính trong mỗi bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều người chú tâm tới chọn loại gạo mà vô tình quên bảo quản gạo thế nào mới đúng. Khi bảo quản sai cách, gạo có thể bị hư hỏng, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cơm mà gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây ung thư. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến khi bảo quản gạo bạn nên tránh hoặc bỏ ngay:

1. Dùng luôn bao bì khi mua gạo để bảo quản

Nhiều người vẫn giữ bao bì gạo như khi mua về để bảo quản vì tiện lợi nhưng đây là một sai lầm. Không phải bao bì đựng gạo có sẵn nào cũng kín hoàn toàn hay phù hợp với môi trường nhà bếp thay vì kho chứa gạo chuyên dụng. Nhất là khi bạn đi mua gạo được chiết ra từ bao lớn. Khi đó, chúng tiềm ẩn nguy cơ dễ nhiễm khuẩn, ẩm ướt, côn trùng xâm nhập, không đủ chống lại ánh sáng mặt trời hay nhiệt độ nên giảm hương vị và dinh dưỡng, gây bệnh tật.

 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

2. Không đóng kín bao bì hoặc thùng đựng gạo

Một sai lầm nghiêm trọng khi bảo quản gạo là không đóng nắp kín bao bì hoặc thùng đựng gạo. Nếu gạo không được niêm phong chặt chẽ, hơi ẩm và côn trùng có thể xâm nhập vào, làm gạo dễ bị hư hỏng và nhiễm khuẩn. Vi khuẩn Bacillus cereus có thể phát triển trong môi trường ẩm ướt và gây ngộ độc thực phẩm. Người ăn phải gạo bị nhiễm khuẩn có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa. Ngoài ra, gạo sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng, khiến cơm không ngon và mất hương vị.

3. Để gạo ở nơi ẩm ướt, nhiệt độ quá cao

Đặt gạo ở nơi có độ ẩm cao hoặc nhiệt độ quá nóng, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào là một sai lầm phổ biến. Ví dụ như dưới bồn rửa bát, gần các thiết bị điện tử hoặc lò nướng, bếp nấu, cửa sổ… Môi trường ẩm ướt làm tăng khả năng phát triển của nấm mốc và vi khuẩn nguy hiểm (gồm cả aflatoxin gây ung thư) đồng thời giảm dinh dưỡng. Nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng chiếu vào trực tiếp thời gian dài có thể làm giảm dinh dưỡng của gạo, thậm chí biến chất - đặc biệt là vitamin nhóm B và khoáng chất.

 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

4. Trộn gạo cũ vào gạo mới

Nhiều người có thói quen trộn gạo cũ vào gạo mới để tiết kiệm và cho rằng chúng giúp gạo ngon đều nhưng đây là một sai lầm lớn. Gạo cũ nếu không được bảo quản đúng cách dễ bị nhiễm khuẩn và côn trùng. Việc trộn gạo cũ vào gạo mới có thể khiến gạo bị hư hỏng nhanh chóng hơn và gây ô nhiễm chéo. Cơm nấu từ gạo đã hư có thể gây ngộ độc thực phẩm, khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Ngoài ra, việc bảo quản gạo không đúng cách cũng làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng, khiến cơm không còn bổ dưỡng.

5. Để gạo quá lâu

 - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Gạo sau khi mua về nếu không được sử dụng trong khoảng thời gian hợp lý sẽ bắt đầu giảm chất lượng. Thông thường, gạo nên được tiêu thụ trong vòng 6 tháng đến 1 năm, tùy thuộc vào điều kiện bảo quản. Việc để gạo quá lâu sẽ khiến gạo bị hư hỏng, giảm chất lượng dinh dưỡng, và có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa nếu ăn phải gạo cũ. Gạo đã để lâu có thể dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn và nấm, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Nguồn và ảnh: UDN, Family Doctor

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại