Mới tháng trước, tạp chí War Zone nói rằng công ty của ông sẽ mua lại một số phi đội F / A-18 Hornets của Không quân Hoàng gia Úc (RAAF). Các máy bay này được sử dụng làm “quân xanh” hỗ trợ không quân Mỹ tập trận.
Trong vai trò đó, phi đội chủ yếu sẽ bay chống lại các phi công chiến đấu của quân đội Mỹ, giả làm các mối đe dọa trên không từ các quốc gia kẻ thù tiềm tàng. Về cơ bản, họ là “những kẻ xấu cho thuê”, nhưng rất cần thiết cho công việc đào tạo và huấn luyện.
Don Kirlin là chủ công ty Air USA, ở Quincy, bang Illinois. Ông đã nhập khẩu máy bay chiến đấu phản lực nước ngoài đầu tiên, tiêm kích L-39 Albatross, vào năm 1994, vào thời điểm đó là một vấn đề phức tạp, đầy những cạm bẫy và ẩn số.
Kể từ đó, ông đã lặp đi lặp lại quá trình này hàng chục lần và là người đầu tiên sở hữu một chiếc MiG-29 Fulcrum ở Mỹ. Ông hiện có tám giấy phép của Cục Thuốc lá và Súng (ATF), cho phép ông sở hữu súng máy và đại bác, cũng như hàng ngàn viên đạn.
Ông cũng là một trong những người tiên phong đầu tiên của thị trường dịch vụ hỗ trợ không quân lúc đó còn non trẻ, nếu không muốn nói là hoàn toàn chỉ ở mức thử nghiệm.
Đầu những năm 2000, ông kết hợp với với Công ty Lợi thế chiến thuật trên không (ATAC) đang hợp tác với hải quân Mỹ để cung cấp các máy phản lực làm “quân xanh”, giả lập mọi thứ từ tên lửa hành trình đến máy bay chiến đấu của đối phương.
Trong những năm đầu tiên, Air USA làm việc với tư cách là nhà thầu phụ cho ATAC, cung cấp hầu hết các máy bay đóng vai trò quân xanh. Đến nay, Kirlin hiện đang sở hữu một phi đội máy bay quân sự ấn tượng, thực hiện nhiều vai trò cho Bộ Quốc phòng Mỹ.
Vụ mua máy bay tư nhân ngoạn mục nhất mọi thời đại của Air USA là mua lại tất cả những tiêm kích F/A -18 A/B còn lại của Không quân Hoàng gia Úc. Canada đã mua 25 chiếc trước khi thỏa thuận với Air USA được chốt.
Các máy bay phản lực Air USA dự kiến nhận được tổng cộng 46 chiếc, trong đó 36 chiếc vẫn đang bay, sẽ được thay thế bằng tiêm kích F-35A trong hàng ngũ của RAAF, và do đó sẽ hoàn toàn ngừng hoạt động vào cuối năm 2021.