MiG-25 Nga xuất kích, tên lửa Mỹ - Israel bất lực bám đuôi

Trung Phạm |

Sự kết hợp giữa vận tốc, khả năng bay nhanh hơn các tên lửa không đối không và trần bay cao khiến tiêm kích MiG-25 gần như miễn nhiễm với tất cả các chiến đấu cơ thế hệ 3 khác.

Tiêu diệt tiêm kích thế hệ 4 của Mỹ 

Máy bay MiG-25 (Foxbat theo mã định danh của NATO) đã chứng tỏ là một loại tiêm kích đánh chặn "sát thủ" bất cứ khi nào nó được triển khai tham chiến. Với các khả năng vượt trội và những thành tích đã thiết lập, MiG-25 có lẽ là chiến đấu cơ uy lực nhất thuộc dòng máy bay chiến đấu thế hệ 3.

Hoạt động ở độ cao 20.000 feet (trên 6.000 m) và bay ở tốc độ Mach 3,3 (gấp 3,3 lần vận tốc âm thanh), Foxbat từng là máy bay chiến đấu nhanh nhất được đưa vào sử dụng, thậm chí nó còn nhanh hơn cả bất cứ loại tên lửa hành trình nào có trong biên chế hiện nay.

Những ưu điểm vượt trội trên đã giúp MiG-25 nằm ngoài tầm tấn công của tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ 3 và phần lớn máy bay chiến đấu thế hệ 4. Sự kết hợp giữa vận tốc, khả năng bay nhanh hơn các tên lửa không đối không, chẳng hạn như AIM-7B và AIM-9 và trần bay cao khiến MiG-25 gần như miễn nhiễm với tất cả các chiến đấu cơ thế hệ 3 khác.

Nó cũng là một trong những máy bay thế hệ 3 duy nhất từng đánh bại một tiêm kích thế hệ 4 khi bắn hạ một chiếc F-18 của Hải quân Mỹ ngay trong giai đoạn mở đầu chiến dịch Bão táp Sa mạc.

MiG-25 Nga xuất kích, tên lửa Mỹ - Israel bất lực bám đuôi - Ảnh 1.

Tiêm kích đánh chặn thế hệ 3 MiG-25 Foxbat

Những chiến tích đã đi vào lịch sử

Đã có rất nhiều minh chứng về khả năng sống sót cũng như hiệu quả chiến đấu của MiG-25 được ghi nhận. Ngay trước khi cuộc chiến Yom Kippur bùng phát, các máy bay chiến đấu Foxbat do Liên Xô điều khiển đã thực hiện một loạt chuyến bay trinh sát trên các vùng lãnh thổ được bảo vệ nghiêm ngặt của Israel ở Bán đảo Sinai.

Trần bay cao và vận tốc kinh khủng của MiG-25 khiến nó miễn nhiễm với tất cả các hệ thống phòng không do Mỹ chế tạo mà Israel có trong tay lúc đó, kể cả tiêm kích F-4 Phantoms và tổ hợp phòng không tiên tiến MIM-23 Hawk.

Với hiệu quả hoạt động thực tế trên, MiG-25 được các nước phương Tây đánh giá rất cao. Lúc đó, Israel là nước trang bị hầu hết các công nghệ tân tiến của phương Tây còn "chẳng làm gì được MiG-25" nên khi Foxbat thực hiện các chiến dịch tương tự ở những mặt trận khác như châu Âu và Triều Tiên thì tất nhiên chẳng có cách nào ngăn chặn nổi nó.

Một thập kỷ sau, trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq, các máy bay MiG-25 của Iraq đã chứng tỏ hoàn toàn không thể bị đánh bại trước các máy bay F-4 và F-5 của Iran cũng như hệ thống tên lửa MIM-23.

Iran chỉ có thể dựa vào duy nhất F-14 Tomcat - dòng máy bay tiên tiến thế hệ 4 để đối phó với các máy bay của Liên Xô. Nhưng thậm chí ngay cả với F-4, loại tiêm kích đánh chặn tiên tiến nhất từng được chế tạo ngoài Liên Xô thì việc vô hiệu hóa MiG-25 cũng là một thách thức không hề nhỏ.

MiG-25 Nga xuất kích, tên lửa Mỹ - Israel bất lực bám đuôi - Ảnh 2.

Tiêm kích MiG-25 mang tên lửa R-40

Trong rất nhiều các vụ đụng độ giữa Syria và Không quân Israel những năm 1980, mặc dù Damascus chỉ có 12 chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-25 trong lực lượng không quân gồm cả vài trăm chiếc MiG-23 và các phiên bản hiện đại hóa của MiG-21, nhưng khoảng phân nửa số máy bay Israel bị bắn hạ lại thuộc về chiến công của MiG-25.

Trang bị các tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-40, cho tới nay MiG-25 vẫn là phương tiện chiến đấu uy lực nhất của Syria, thậm chí ngay cả khi nước này đã đưa vào biên chế MiG-29.

Trong những năm 1990, các máy bay MiG-25 của Iraq cũng chứng tỏ là phương tiện chiến đấu có khả năng sống sót cao nhất. Nhờ tốc độ siêu nhanh, chúng có thể thực hiện các đòn tấn công rồi tháo chạy chống lại các máy bay F-15 của Mỹ, khi đó là dòng tiêm kích tân tiến nhất từng được phương Tây chế tạo.

Tuy nhiên, cuối cùng, do những yếu kém trong Quân đội Iraq như các phi công không được huấn luyện chu đáo, và quan trọng nhất là nước này thiếu các hệ thống tên lửa hiện đại nên họ đã không thể đánh chặn thành công các tiêm kích F-15 trong nhiều tình huống đối đầu.

MiG-25 xếp đầu bảng trong dòng tiêm kích cùng thế hệ khi chiến đấu không đối không và mặc dù thiếu những kỹ thuật điện tử hàng không tiên tiến của MiG-23 và F-4 nhưng nó lại được bù đắp bởi trần bay và tốc độ vượt trội.

Các biến thể tấn công và trinh sát như MiG-25RB cũng đã chứng tỏ được năng lực cực kỳ xuất sắc của chúng.

Ngày nay, Foxbat vẫn còn trong biên chế của không quân các nước Algeria, Syria, Triều Tiên và Libya.

Trong khi đó, biến thể cải tiến MiG-31 dự kiến sẽ còn phục vụ trong nhiều thập kỷ tới và vẫn là một trong những phương tiện chiến đấu thế hệ 4 tân tiến nhất đang hoạt động.

Tiêm kích MiG-25 bắn hạ mục tiêu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại