Hãng thông tấn Fars dẫn nguồn tờ RT tiếng Ả Rập cho hay, hôm 17/10 một máy bay trinh sát RC-135V (Không quân Mỹ) cất cánh từ sân bay Souda ở đảo Crete (Hay Lạp), bay hàng trăm km dọc bờ biển Syria và không phận Địa Trung Hải nhằm do thám hệ thống tên lửa S-300.
Trước đó, đầu tháng 10/2018, Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ đã chuyển giao thành công hệ thống tên lửa S-300 tới Syria.
Kể từ lúc đó Israel không còn tiến hành bất kỳ cuộc không kích nào hay đi vào không phận Syria một cách "ngang ngược" như trước. Trong khi Mỹ dù có những tuyên bố cứng rắn nhưng "tự động" đưa tiêm kích tàng hình F-35B tới chiến trường Afghanistan ít nguy hiểm hơn.
Đáng chú ý, theo hãng truyền hình Hadashot TV (Israel), Mỹ và Israel đã bí mật gửi nhóm chuyên gia quân sự tới Ukraine để huấn luyện phương án đối phó hệ thống tên lửa S-300 của Nga.
Động thái này của Không quân Mỹ cho thấy xem ra Washington chưa bao giờ từ bỏ ý định không kích Syria trong tương lai với lý do khác.
Vấn đề hiện tại là làm thế nào để vượt qua hệ thống S-300 một cách an toàn nhất?
Ukraine hiện sở hữu một số lượng lớn tên lửa S-300 gồm nhiều phiên bản: S-300PS, S-300PMU và đặc biệt gồm cả hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa S-300V1.
Tháng 4/2018, Bộ Quốc phòng UKraine công bố kế hoạch nâng cấp và tái trang bị hệ thống S-300V1 (NATO định danh là SA-12 Gladiator/Giant) được sản xuất dưới thời Liên Xô.
Hệ thống S-300V1 có khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên không bao gồm cả máy bay tàng hình, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo ở độ cao chỉ từ 25m tới 30.000m, tầm bắn khoảng 100km. Nó có thể tiêu diệt 24 mục tiêu cùng lúc với 48 quả đạn.
An-124 Ruslan vận chuyển S-300 tới Syria