Trong bài viết mang tựa đề "Ближневосточный фронт проигран: Россия бежит из Ливии. На очереди — Сирия - Mặt trận Trung Đông thất bại: Nga "tháo chạy" khỏi Libya, nối tiếp sẽ là khỏi Syria?", chuyên gia quân sự người Nga Dmitry Rodionov đã bình luận rất thú vị.
Thực hư việc lính đánh thuê Nga tháo chạy khỏi Libya?
Việc các lính đánh thuê Wagner được sơ tán khỏi vùng chiến sự tại Libya và cuộc rút lui của Quân đội quốc gia Libya (LNA) do tướng Haftar chỉ huy, có thể chứng tỏ rằng Nga trong thời gian tới sẽ gặp phải những vấn đề tại Syria, tờ Arab News nhận định.
Hãng tin này cho rằng "sự thay đổi cán cân lực lượng tại Libya đang dần nghiêng về GNA" có liên quan không chỉ tới những hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, mà cả sự tác động của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện cuộc điện đàm với người đồng cấp bên phía Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về tình hình tại Libya và Syria và thoả thuận về sự duy trì hợp tác chính trị và quân sự. Như vậy, Mỹ đã nêu rõ quan điểm chống Nga của mình.
Theo ý kiến của Arab News, có thể nhận thấy rằng Nga đã rơi vào một tình thế không hề có lợi tại Syria:
Một mặt, việc Tổng thống Syria Basar Assad không còn khả năng bảo đảm được các lợi ích của Nga ngày trở nên rõ hơn đối với Moscow.
Mặt khác, Nga không thể rút khỏi Syria một cách dễ dàng, bởi vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng của Tổng thống Nga Putin không chỉ trên trường quốc tế, mà cả ở trong nước.
Điều đó có thể đúng với thực tế tới mức nào được các chuyên gia của Nga chia sẻ ý kiến.
"Những lính đánh thuê hoàn toàn không phải được đưa ra khỏi Libya, mà chỉ ra khỏi Tripoli. Nhiệm vụ là "ép" Haftar ngồi vào bàn đàm phán. Bởi vậy, các lính đánh thuê Nga chấm dứt sự hỗ trợ ông ta ở Tripoli", lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Hồi giáo thuộc Viện Phát triển tiến bộ Nga, ông Kirill Semenov lưu ý.
Mỹ, ngược lại, lo sợ rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể đang tận dụng ván bài Libya cho cả hai và vì thế cố gắng gây khó khăn cho thoả thuận giả định giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đúng, Mỹ có thể bắt đầu hành động một cách tích cực hơn để chống lại Iran. Nhưng điều đó chẳng hề liên quan tới Nga, Moscow không can dự vào cuộc xung đột Syria-Israel, thì khó có thể sẽ can dự vào cuộc so găng giữa Iran và Mỹ.
Lính đánh thuê Nga được cho là đang tháo chạy khỏi Libya?
Âm mưu thâm độc trên mặt trận truyền thông chống Nga
"Câu hỏi đầu tiên mà tôi luôn tự hỏi mình trước khi bắt đầu đọc một tài liệu phân tích nào đó – ai viết nó?" chuyên gia quân sự Nga Yury Selivanov cho biết.
Dưới đây là tiểu sử ngắn của tác giả bài viết trên "Arab News":
"Tiến sĩ Danya Coleylat Khatib là chuyên gia về quan hệ Mỹ-Ả Rập, với trọng tâm nằm vào vận động hành lang. Bà có học hàm tiến sĩ trong lĩnh vực chính trị tại Đại học Exeter và uỷ viên dự khuyết Viện Chính sách nhà nước và quan hệ quốc tế mang tên Issam Fares thuộc Đại học Mỹ tại Beirut".
Bạn vẫn còn những câu hỏi về việc quý bà này làm việc cho ai chứ?
Bởi vậy, tôi hoàn toàn không thể hiểu các bài viết thiếu thân thiện đối với Nga liên tiếp được chia sẻ bởi một số phương tiện truyền thông một cách cố tình, vờ như không hiểu rằng đang có một cuộc chiến tranh tâm lý-chính trị quy mô lớn được triển khai để chống lại nước Nga đương đại…
Và cuộc chiến này gần như trở nên khốc liệt hơn từng ngày.
Những nguồn tin luôn tự rêu rao là "hoàn toàn không thiên vị" kiểu như hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ và Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) đang cầm quyền tại Tripoli đã tuyên bố về "sự tháo chạy khỏi mặt trận của các lính Wagner trên các máy bay".
Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau đã xác định được rằng, đó là một thông tin hoàn toàn giả mạo: Đoạn video do các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ phát tán, trong đó mô tả những lính đánh thuê người Nga của công ty Wagner ngồi lên chiếc máy bay tại sân bay dã chiến Beni-Walid để tháo chạy khỏi Libya là giả tạo.
Sự thật, đó là đoạn video quay từ hai năm trước, và chiếc máy bay thậm chí còn là của GNA.
Câu chuyện tương tự liên quan tới việc truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tung tin hàng loạt hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất bị tiêu diệt tại Libya cũng là một sự giả tạo trơ trẽn. Phần lớn những đoạn video được công bố là kết quả của sự cắt ghép và sử dụng hiệu ứng hoàn toàn kém chất lượng.
Vào thời điểm hiện nay, các chuyên gia đã tuyên bố rằng họ chỉ có thể xác nhận việc một tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 bị chiếm giữ và thêm hai tổ hợp khác thực sự đã bị tiêu diệt.
Một tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 bị tiêu diệt tại Libya.
Bình luận nhận định về sự thay đổi đáng kể cán cân lực lượng, chính phủ tại Tripoli đã thông báo về thất bại nặng nề của các lực lượng Haftar, mà tổn thất tới… 7 người thiệt mạng và bị thương!!! Một sự thất bại "thảm hại".
Vậy ở đây có đúng là có vai trò đáng kể của Mỹ hay không? Ông Trump có cần những vấn đề Libya và Syria trước thềm bầu cử hay không?
Ông Selivanov chia sẻ: "Vấn đề là ông Trump gần như không quản lý nổi mặt trận thông tin ngay ở chính nước Mỹ. Các phương tiện truyền thông chủ yếu nằm trong tay những đối thủ chính trị của ông.
Và họ, đương nhiên, sẽ vẽ trên những phương tiện của mình bức tranh truyền thông, mà phần nhiều phục vụ cho các lợi ích tranh cử. Cụ thể, việc "đầu độc" nước Mỹ của ông Trump bằng một tình huống quân sự lộn xộn nào đó rất phù hợp cho những lợi ích này.
Không làm được với Iran, không gặp may tại Syria, tại sao không thử điều tương tự tại Libya?
Dưới hồi trống về sự toàn năng của nước Mỹ và "tầm ảnh hưởng mang tính quyết định" của họ đối với mọi vấn đề ở mọi nơi trên trái đất, điều này có thể mang lại kết quả tốt hơn nhiều.
Và chính nhiệm vụ này được giải quyết bằng những bài viết tương tự, trong đó câu chuyện được kể cứ như nước Mỹ chỉ cần búng ngón tay thôi và tất cả ngay lập tức nhảy theo giai điệu của họ.
Thực ra, tất cả đã là quá khứ từ lâu rồi và điều tương tự trên thực tế không còn xảy ra nữa. Và, tất nhiên rồi, TT Trump là người cuối cùng quyết định tham gia vào một cuộc phiêu lưu quân sự nào đó trước thềm tranh cử.
Nếu như Nga không thể khiến Iran giảm bớt sự hiện diện của mình trong khu vực, Washington sẽ bắt đầu hành động tích cực hơn, thậm chí là cả hỗ trợ quân sự quy mô rộng hơn đối với các đồng minh của mình – đó là Thổ Nhĩ Kỳ và Israel…?
Định hướng chính sách thiếu thân thiện chung của phương Tây đối với Nga là không thay đổi, nó được lựa chọn từ những mục đích mang tính nền tảng trong chính sách địa chính trị của Mỹ. Sự am hiểu này dựa trên cuộc cạnh tranh giành lấy vị trí dẫn đầu thế giới với Trung Quốc.
Và trong cuộc chiến đó, sự bao vây mang tính chiến lược đối với Trung Quốc và tước đi của đất nước này mọi đòn bẩy và sự ủng hộ có thể từ bên ngoài là thành tố hoàn toàn không thể thay thế được.
Nga, như là một trong những đối tác chiến lược quan trọng của Trung Quốc, nằm trong danh sách này với vị trí số 1. Đồng thời, tại phương Tây coi chính Nga như một mắt xích yếu nhất trong bộ đôi này. Còn việc đánh bật mắt xích trên ra khỏi cuộc chơi là nhiệm vụ ít tốn kém hơn và có triển vọng nhất.
Cho nên, liên quan tới chính sách của Mỹ đưa Nga vào tầm ngắm từ xa hoàn toàn không có bất cứ ảo tưởng nào. Họ phải cố gắng đánh bật Nga ra khỏi cuộc chơi nếu không họ chẳng thể xử lý được Trung Quốc.
Mà họ hoàn toàn chưa sẵn sàng cho điều này và sẽ đấu tranh để giữ được nó bằng mọi cách, thậm chí bằng cả một cuộc chiến tranh mới quy mô lớn.
Theo nghĩa này, việc tung tất cả những "con bài" trong khu vực để chống lại Nga là điều không thể loại trừ. Mặt khác, những "kế hoạch to lớn" của người Mỹ có thể bất đồng với các lợi ích sống còn của "những lực lượng nhỏ", mà trước tiên cần phải nghĩ tới sự sinh tồn của chính mình.
Trong ý nghĩa đó, việc chạy theo không cần nhìn ngoái lại chính sách địa chính trị của Mỹ của chính Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc Israel có thể khiến những quốc gia này phải trả giá đắt. Và điều này đang và sẽ gây tác động kiềm toả họ.
Nếu không, Israel đã từ lâu oanh tạc Tehran, còn Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm toàn bộ Syria. Nhưng điều đó đã không xảy ra, chính bởi vì những yếu tố và lực lượng chống lại điều này đủ đáng gờm và không phải là thứ gì đó nhất thời.
Nga trong tình thế không có lợi nhất tại Syria, bởi vì TT Assad từ lâu đã không còn thấy thoải mái với Nga, mà bỗng dưng rút khỏi Syria không thể được…?
"Tất cả những thứ này chỉ là các ngón đòn chuẩn mực của cỗ máy tuyên truyền phương Tây, mà trong trường hợp cũng với chính Syria, không thay đổi đã gần 10 năm.
Trong suốt thời gian này, chúng ta chỉ toàn nghe thấy rằng Nga sắp sửa trao trả Syria, rằng ông Assad rất xấu xa, và gần như Nga đã đặt không đúng niềm tin vào con át chủ bài này, còn phương Tây và Mỹ ngày càng tích cực chứng tỏ rằng ở đó họ là những quý ngài đúng nghĩa và chỉ vì sự thương xót mà họ chịu đựng sự hiện diện của Nga.
Và đúng, tất nhiên họ đã sẵn sàng chấp nhận nhượng bộ Nga trong một số vấn đề, với điều kiện Nga hành xử chuẩn mực. Ví dụ như để cho căn cứ của Nga tồn tại một thời gian.
Nói chung, tất cả đều là trò lừa đảo ranh mãnh mà thôi, trong khi Nga cùng với Syria đã giải phóng phần lớn lãnh thổ của mình khỏi những kẻ đánh thuê cho Mỹ và giảm thiểu xuống mức thấp nhất sự hiện diện của chính người Mỹ trên mảnh đất của mình.
Cho nên, cứ để cho cỗ máy tuyên truyền phương Tây tiếp tục thổi giai điệu đó, nếu đó là cách tự xướng mà họ thích. Điều quan trọng, làm sao Nga không bị mắc bẫy tuyên truyền này và hiểu được rằng họ làm thế nhằm mục đích gì.
Tướng Haftar đang ngồi trên "ghế nóng"?
Nhà báo chuyên về Trung Đông Alexandr Khristoforov cho biết một loạt các nguồn tin Ả Rập đăng tải video về "sự tháo chạy của lính đánh thuê Nga" khỏi Libya - sự hiện diện của các lính đánh thuê của chúng ta ở đó hoàn toàn không phải là điều bí mật, những tin tức về điều này từng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông hoàn toàn có danh tiếng của Nga.
Nguyên nhân rõ nhất có thể chính là sự vi phạm những thoả thuận về ngừng bắn của Tư lệnh LNA với chính phủ GNA được ký kết với sự tham dự của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ - hồi đầu năm, tướng Haftar có vẻ như hơi "ép sân" một chút ở phía nam Tripoli, và dường như tình hình có vẻ như nằm trong khả năng kiểm soát của ông.
Tuy nhiên hiện nay, nhìn vào bản đồ chiến sự, chúng ta nhận thấy rằng các lực lượng của GNA lần đầu tiên đã giành được quyền kiểm soát lãnh thổ chạy dọc biên giới với Tunisia, ở phía Nam.
Hiện giờ tướng Haftar rõ ràng đang không ở trong tình thế, như trước đây, để có thể từ chối các cuộc đàm phán một cách kiêu ngạo, giống như điều đã từng diễn ra vào những ngày khi ông ta đã có thể chứng tỏ được ưu thế quân sự của mình – bởi vậy động cơ ép buộc ông ta ngồi vào đàm phán cũng rất rõ ràng.
Lực lượng LNA của tướng Haftar gần đây phải hứng chịu nhiều tổn thất.
Vì sự can dự trực tiếp của phe Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột Libya, những sự kiện tại Bắc Phi cũng cuốn cả Syria vào, nơi mà cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có một sự cân bằng mong manh.
Không biết có phải sự trùng lặp ngẫu nhiên hay không, nhưng một ngày trước đó, đoàn xe của Thổ Nhĩ và những nhóm phiến quân được họ hậu thuẫn đã bị tấn công tại tỉnh Idlib, điều một lần nữa khiến Ankara phải phát khùng lên.
Các phương tiện truyền thông của Nga rất không cẩn trọng trong việc trích dẫn thông tin của báo chí Ả Rập, mà trong bối cảnh những sự kiện này đang muốn giảm bớt tầm ảnh hưởng của Nga tại Syria.
Cùng với tuyên bố mới đây của Mỹ về các lính đánh thuê Nga tại Libya khiến Moscow phải rút khỏi đó, còn tin Nga thậm chí bị Quốc hội Syria xua đuổi khỏi Damascus cũng xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông với việc trích dẫn tuyên bố của thư ký Hội đồng Dân tộc Syria, ông Al-Abud, nói về việc không cho phép Moscow gây áp lực lên Damascus.
Tuy nhiên, điều này chỉ cho thấy sự thiếu vắng hệ thống vận động hành lang cho Nga ở Damascus, trong khi chính ông Al-Abud - người vận động hành lang rõ ràng của Tehran.
Syria đang chuyển từ những tiến trình quân sự sang chính trị, TT Assad đang "hút" các thương nhân lớn, còn các chính trị gia bản địa đang triển khai những chiến dịch của họ - vậy cũng đã đến lúc Nga phải mở ra những tuyến đường ray, không chỉ là quân sự.
Liên quan tới Libya, thì chưa phải lúc nói về sự thất bại của Haftar, ông ấy mới chỉ vừa được "giải nhiệt" đôi chút để giữ đúng chuẩn mực của mối quan hệ giữa Moscow với Ankara, còn thông qua đó đưa ra kết luận về sự suy yếu của Nga tại Syria chỉ có lợi cho truyền thông và giới ngoại giao của Ả Rập và Mỹ.
Tướng Haftar hiện giờ có lẽ cần chuyển sang sự logic của một chính khách, điều từng xảy ra liên quan tới việc kiềm toả các phiến quân Chad, khi LNA từng đóng vai trò người bảo vệ bờ cõi phía nam - như vậy trông tướng Haftar không chỉ giống một nguyên soái điên khùng lao lên giành quyền lực, mà còn là người bảo vệ đất nước của mình.
Hoàn toàn có khả năng trong thời gian tới, ông ta sẽ buộc phải chuyển sang chính sách mềm mỏng hơn, thay vì những nỗ lực "ép sân" GNA tại Tripoli.