Mạo hiểm qua mặt S-300, Israel quyết săn lùng Iran ở Syria: Phải chăng là vì "thứ đó"?

Chỉ Nhàn |

Việc Israel mạo hiểm vượt qua hệ thống phòng không dày đặc ở Syria suốt nhiều năm qua có lẽ là để săn lùng và diệt sạch các tên lửa M-600 mà Iran chuyển vào Syria.

S-300 cũng không ngăn được quyết tâm của Israel

Bất chấp việc hệ thống tên lửa S-300 tiên tiến được triển khai tới "chảo lửa" Syria, trong 3 tháng qua (tháng 11/2018-1/2019), Không quân Israel tiến hành ít nhất hai cuộc không kích quy mô nhắm vào các mục tiêu ở quốc gia này.

Việc Tel-Aviv bất chấp tất cả, "kiên quyết" tiến hành các cuộc không kích vào lãnh thổ Syria khiến người ta không khỏi tự hỏi vì lý do gì? Israel gần như không ủng hộ bất kỳ phe phái nào đang tham gia cuộc nội chiến Syria?

Câu trả lời có lẽ nằm ở hai cái tên Iran, Hezbollah! Phần lớn trong 10 cuộc không kích lớn được ghi nhận nhắm vào Syria, Israel đều lấy lý do là nhằm tiêu diệt các kho vũ khí Iran, Hezbollah đặt trên lãnh thổ Syria.

Điều này được khẳng định rõ ràng trong động thái hiếm hoi của chính quyền Israel sau cuộc không kích vào sân bay quốc tế Damascus đêm 12/1/2019.

"Quân đội Israel đã tấn công hàng trăm mục tiêu của Iran và Hezbollah. Chỉ 36 tiếng đồng hồ vừa qua, Không quân Israel đã oanh tạc các nhà kho chất đầy vũ khí của Iran tại Sân bay Quốc tế Damascus", Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố trong cuộc họp nội các tại Jerusalem.

Mạo hiểm vì "thứ đó"?

Theo mạng Intelli Times , dựa trên các hình ảnh vệ tinh thì hiện trường vụ không kích đêm 12/1 trùng khớp với địa điểm từng bị phá hủy năm 2016.

Cụ thể, tòa nhà này từng bị không kích năm 2016 và sau đó tiếp tục được khôi phục lại và giờ đây lại bị phá hủy. Đặc biệt, nơi đây được Israel cho là chứa các tên lửa đạn đạo M-600.

M-600 là tên lửa đất đối đất được chế tạo tại Syria theo "giấy phép sản xuất" Fateh-110 do Tổng Công ty Công nghiệp Hàng không Iran thiết kế.

Nó có chiều dài gần 9m, đường kính thân 610mm, sử dụng động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn khoảng 250km, mang đầu đạn thuốc nổ thường 450kg.

Mạo hiểm qua mặt S-300, Israel quyết săn lùng Iran ở Syria: Phải chăng là vì thứ đó? - Ảnh 1.

Tên lửa M-600 của Syria.

Tuy nhiên, hiện nay, với điều kiện "thù trong giặc ngoài ở Syria", việc chế tạo M-600 chắc chắn gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, Iran hoàn toàn có thể "nhân bản vô tính" M-600 với mục tiêu vừa cung cấp cho Syria và vừa chuyển cho "đồng minh thân cận" ở Lebanon.

Đó chính là "kẻ thù không đội trời chung với Israel" - tổ chức vũ trang Hezbollah (Lebanon). Mà Iran được xem là một trong những quốc gia hậu thuẫn mạnh mẽ nhất cho Hezbollah không chỉ về chính trị mà cả quân sự.

Với khoảng cách địa lý nằm tách biệt hoàn toàn, việc cung cấp vũ khí cho Hezbollah rất khó khăn. Do vậy, việc chuyển vũ khí vào Lebanon qua ngả Syria là giải pháp tốt nhất.

Cho nên, không loại trừ khả năng, Iran tiếp tục sử dụng khu vực này để trữ các quả tên lửa Fateh-110 hoặc là mẫu M-600. Đó là lý do khiến nơi đây trở thành "mục tiêu" mà Israel quyết"đuổi cùng diệt tận".

Dẫu vậy, bất chấp mọi nỗ lực của Israel đánh phá các kho vũ khí mà họ nghi là nơi đặt tên lửa, từ cuối tháng 11/2014, Hezbollah đã nhận được M-600 hoặc phiên bản Iran Fateh-110 qua ngả Syria.

Thứ vũ khí nguy hiểm này được chính Israel thừa nhận là sẽ góp phần "thay đổi cuộc chơi".

Giới chuyên gia đánh giá, với tầm bắn khoảng 250-300km, M-600/Fateh-110 có thể bắn mọi mục tiêu ở Israel tới phía bắc Negev.

Tên lửa không có hệ thống điều khiển thông minh nên độ chính xác được đánh giá là rất thấp. Tuy nhiên với phần chiến đấu lớn nó vẫn sẽ gây thiệt hại đáng kể nếu được dùng để tấn công các thành phố lớn, đông dân cư.

Hiện vẫn chưa rõ Hezbollah có trong tay bao nhiêu quả tên lửa họ Fateh-110, nhưng với phương châm "đánh chặn được càng nhiều càng tốt", Israel vẫn miệt mài tổ chức nhiều đợt không kích ngày càng mạo hiểm vào Syria.

Xem ra, chỉ khi nào tình báo Israel khẳng định Iran không còn chuyển vũ khí gồm cả tên lửa vào Syria thì chừng đó IAF mới dừng tấn công và cuộc chiến đất đối không "dai dẳng" với Israel mới chấm dứt.

Fateh-110 được xếp vào loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn được Iran phát triển từ cuối những năm 1990, thử nghiệm lần đầu tháng 9/2002 và sau đó sản xuất hàng loạt trong thời gian ngắn.

Loại tên lửa này được cho là liên tục được cải tiến và ngày càng hiện đại hơn:

- Fateh-110 thế hệ một có tầm bắn 200km, đầu đạn 650kg, tốc độ bay Mach 3,5

- Fateh-110 thế hệ hai (ra mắt năm 2004, hay còn gọi là Fateh A-110 hoặc Fateh-110A) có tầm bắn 250km, đầu đạn 450kg, tốc độ Mach 3,7

- Fateh-110 thế hệ 3 (ra mắt năm 2010, hay còn gọi là Fateh-110 Block 3 hoặc Fateh-110 mod 3) đạt tầm bắn 300km, đầu đạn 650kg, tốc độ Mach 3. Nó được tuyên bố là tăng đáng kể độ chính xác

Fateh-110_fourth_generation

Tên lửa Fateh-110 thế hệ 4.

- Fateh-110 thế hệ 4 ra mắt năm 2012, được tuyên bố là sở hữu hệ thống dẫn đường mới với độ chính xác 100%. Tầm bắn 300km, đầu đạn 650kg, tốc độ Mach 3.

- Khalij Fars - phiên bản tên lửa đạn đạo chống hạm của Fateh-110, giới thiệu năm 2011 đạt tầm bắn 300km, đầu đạn 650km

- Hormoz 1/2 - phiên bản tên lửa đạn đạo chống hạm và chống radar?

- Fateh-313 ra mắt tháng 8/2015 được coi là phiên bản mới và hiện đại nhất có tầm bắn 500km, trang bị hệ thống dẫn đường quang - học pha cuối

- Zolfaghar - phiên bản với đầu đạn chùm ra mắt năm 2016, tầm bắn 750km.

Quân đội Syria bắn thử tên lửa đạn đạo, trong đó có cả M-600.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại