Lý do TT Putin không là vị cứu tinh cho Israel trong bàn cờ Trung Đông dù Nga đang trên cơ Mỹ ở Syria

Quốc Vinh |

Trong nhiều năm, Israel đã thành công trong việc hợp tác với Nga để ngăn chặn các cuộc đụng độ trên bầu trời Syria nhưng sự hợp tác này không phải là liên minh có tính chiến lược. Quan hệ đồng minh Nga-Iran vẫn ngày một phát triển vững mạnh.

heo Ynetnews, Nga đang giành thắng thế trước việc Mỹ thiếu chính sách cụ thể trong khu vực Trung Đông. Và Israel cũng luôn đánh giá cao việc Moscow có nhiều kế hoạch cho cả khu vực Trung Đông chứ không chỉ bó gọn ở Syria.

Khi Nga bắt đầu can dự vào Syria 4 năm trước, các nước phương Tây dự đoán rằng Tổng thống Putin sẽ sa lầy vào vũng bùn của cuộc nội chiến Syria trong khi đó, Israel hy vọng Moscow sẽ góp phần làm giảm ảnh hưởng của Tehran ở vùng phía Bắc của nước này.

Tuy nhiên, chẳng có dự đoán nào trong các dự đoán trên đều trở thành sự thật. Và Nga, quốc gia trở thành người chơi mạnh nhất ở Syria, từ Syria đã phát triển nhiều chính sách đến các vùng khác ở Trung Đông.

Moscow quyết định tham gia nội chiến Syria vào cuối năm 2015 khi khủng bố phát triển mạnh ở Trung Đông và tạo thành mối nguy lớn mà Nga không thể phớt lờ.

Chính quyền Tổng thống Assad hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, Mỹ thất bại trong việc ngăn chặn IS và làn sóng những phiến quân từ Caucasus vẫn còn mạnh.

Làn sóng các phiến quân người Sunni đã gây nên làn sóng khủng bố ở Syria.

Lý do TT Putin không là vị cứu tinh cho Israel trong bàn cờ Trung Đông dù Nga đang trên cơ Mỹ ở Syria - Ảnh 2.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Nga Putin

Bên cạnh đó, ông Putin vẫn xem việc hỗ trợ chính quyền ông Assad là cơ hội vàng để củng cố vị thế của Nga ở cả Trung Đông lẫn các vùng trên thế giới. Giới phân tích về Trung Đông ở Nga tuyên bố rằng Nga không bao giờ rời khỏi Trung Đông nhưng từ năm 2011, ảnh hưởng của Nga trong khu vực đã thực sự giảm sút.

Ở Syria, chiến lược tổng quát của Nga là điều hoàn toàn có thể dự đoán như sau: Nga sẽ hậu thuẫn chính quyền ông Assad, mở rộng sự hiện diện trên lãnh thổ Nga và Nga sẽ trở thành lực lượng hùng mạnh duy nhất "định hình vùng đất này".

Hành động mạnh mẽ này là một cách giúp Moscow nổi bật trong bối cảnh Mỹ thiếu chiến lược rõ ràng ở khu vực, còn các nước châu Âu đã bất lực trong việc đặt dấu chấm hết cho cuộc nội chiến Syria.

Cùng lúc đó, Nga đã thử nhiều loại vũ khí ở Syria, còn quân đội Nga cũng vươn bàn tay dài hợp tác ra ngoài biên giới của quốc gia Trung Đông này.

Hiện Nga có quan hệ thân thiết với tất cả các tay chơi chính trong khu vực: Syria, Hezbollah, Iran một bên và bên còn lại là Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Beirut và Riyadh là một bên khác. Mỗi quốc gia này đều cần Nga để duy trì cuộc chơi ở Syria.

Moscow hiện đang gặt hái thành quả từ chiến thắng ở Syria và hiện đang bận rộn trong việc bán vũ khí cho tất cả các bên, triển khai các kế hoạch hạt nhân, hỗ trợ cho các quốc gia còn non yếu và tất nhiên là cả việc tìm kiếm thị trường mới về dầu mỏ và khí đốt.

Không phải mọi quốc gia đều ngả về phía Nga. Hiện các nước vùng vịnh và Ai Cập hiện vẫn nghiêng về phía Mỹ. Nhưng việc Mỹ thiếu đi vai trò trong nhiều vấn đề của khu vực rõ ràng đã mang đến cho Nga lợi thế để đạt được mục tiêu của mình. Không giống như Mỹ, Nga có kế hoạch dài hạn cho khu vực Trung Đông và điều này có thể đi ngược lại với lợi ích của Israel.

Trong nhiều năm, Israel đã thành công trong việc hợp tác với Nga để ngăn chặn các cuộc đụng độ trên bầu trời Syria nhưng sự hợp tác này không phải là liên minh có tính chiến lược.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã hy vọng rằng Nga đẩy Iran ra khỏi Syria hoặc chí ít cũng tạo nên những rạn nứt trong quan hệ giữa hai nước này. Nhưng quan hệ đồng minh Nga-Iran vẫn ngày một phát triển vững mạnh.

Syria chỉ là điểm dừng chân đầu tiên trong chặng đường dài của Nga khi tiến tới trái tim của Trung Đông. Hiện hệ thống phòng không S-300 của Nga đã che phủ kín lãnh thổ Syria và Lebannon và Moscow đang thảo luận điều tương tự với Iraq.

Ngoài ra, Iran đang lên kế hoạch tập trận quân sự quy mô lớn với Nga và Israel có thể tự tìm ra vị thế của mình trong đó.

Nga đã lên kế hoạch tái thiết lại quân đội Syria và trong kế hoạch này có thể sẽ bao gồm cả việc cân nhắc đến sự thù địch với Israel. Điều này có nghĩa rằng lực lượng phòng không Israel sẽ bị bó hẹp hoạt động.

Không thể phủ nhận rằng Nga là một quốc gia quan trọng và Israel phải tiếp tục hợp tác với quốc gia này. Nhưng người ta không thể phủ nhận được thực tế rằng quốc gia duy nhất Israel có thể dựa vào được là Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại