Lực lượng tàu ngầm nguyên tử Nga: "Tan chảy" vì những thiệt hại bi thảm không do chiến đấu

Bảo Lam |

Hạm đội tàu ngầm nguyên tử của Nga ở tình trạng bi đát từ 6 năm trước. Thay vì từng bước hồi phục khả năng sẵn sàng chiến đấu như người ta từng cam kết, nó bắt đầu "tan chảy".

Lực lượng tàu ngầm nguyên tử Hạm đội hải quân Nga đang ngày càng duy yếu mà một trong số nguyên nhân chính lại do những thiệt hại phi chiến đấu. Thực tế đúng là như vậy, Nhìn vào sự thiếu quan tâm tới chất lượng đối với các lực lượng tàu ngầm nguyên tử, có cảm giác như người ta đã phẩy tay và đẩy chúng lại phía sau lưng.

Trước hết, ta hãy xem xét 2 chiếc tàu ngầm nguyên tử dưới đây:

1. Tàu ngầm mang tên lửa chiến lược K-223 "Podolsk" đề án 667BDR (Hạm đội Thái Bình Dương - TBD)

2. Tàu ngầm mang tên lửa chiến lược K-433 "Thánh Georgy Pobedonosetz" đề án 667BDR (Hạm đội TBD)

Có thông tin cho rằng "Podolsk" đã bị đưa khỏi biên chế vào năm 2016, còn "Pobedonosetz" một năm sau đó là thật, bởi vì bắt đầu từ thời điểm đó bộ phận báo chí của Bộ Quốc phòng Nga đã dừng đăng tải các thông tin về hoạt động huấn luyện-chiến đấu của hai tàu ngầm mang tên lửa chiến lược này.

Thật lạ, dù các tàu ngầm dừng hoạt động không tham gia tuần tra chiến đấu không còn nằm ở căn cứ trước khi thay thế chúng bằng các tàu ngầm "Borey-A" – nhưng gói thầu tiêu huỷ nhiên liệu hạt nhân đã khấu hao với thời hạn hoàn thành công việc vào ngày 30/11/2019 không cho chúng cơ hội này.

Công tác tiêu huỷ toàn bộ sẽ phải hoàn tất vào năm 2021. Như vậy, Hạm đội TBD vẫn còn 3 chiếc tàu ngầm chiến lược, cho tới khi xuất hiện thêm hai chiếc tàu nữa của đề án 955A (dự kiến vào 2020-2022).

Sau khi các tàu ngầm này có mặt, "Ryazan" sẽ bị đưa khỏi biên chế, và Lữ đoàn tàu ngầm số 22 sẽ có 4 chiếc tàu ngầm mang tên lửa chiến lược, mặc dù để đạt được sự cân bằng về lực lượng với Hạm đội Biển Bắc, cần phải có 7 chiếc.

Tiếp đó là các tàu:

3. Tàu ngầm nguyên tử K-322 "Kashalot" đề án 971 (Hạm đội TBD)

Lực lượng tàu ngầm nguyên tử Nga: Tan chảy vì những thiệt hại bi thảm không do chiến đấu - Ảnh 2.

Từ năm 2003 nó được bảo quản lưu kho tại Nhà máy đóng tàu Amur. Vào năm 2015, đã diễn ra các cuộc đàm phán về việc chuyển giao K-322 cho Ấn Độ thuê, nhưng không mang lại kết quả.

Nhà máy Amur không có khả năng thực hiện công tác tu sửa "Kashalot" do đã không còn thẩm quyền thực hiện các chức năng này, nhà máy gần như chỉ còn phục vụ các tàu hộ vệ tên lửa, địa vị pháp lý bị hạ xuống mức xưởng đóng tàu hạm đội "muỗi" (các tàu tên lửa hạng nhẹ đề án 22800).

Cũng không thể chuyển giao nó cho nhà máy "Zvezda" hay "Zvezdochka", bởi vì chính những nhà máy này cũng đang gặp phải khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, năm 2015 có thể coi là thời khắc tiễn biệt đại dương của chiếc tàu này trong biên chế Hải quân Ấn Độ hoặc Hạm đội TBD.

4. Tàu ngầm nguyên tử K-331 "Magadan" đề án 971 (Hạm đội TBD)

Ít ra từ ngày 28/9/2012, chiếc tàu này nằm trong xưởng để sửa chữa nâng cấp tại nhà máy "Zvezda" (theo một vài thông tin, từ tháng 3/2014 nó được chuyển giao cho "Dalzavod").

Vào năm 2015, xuất hiện thông tin cho rằng K-331 quay trở lại biên chế hạm đội đến hết năm, tuy nhiên điều đó đã không xảy ra, còn vào năm 2017, tên gọi «Magadan" được chuyển cho chiếc tàu ngầm thế hệ thứ ba đề án 636.3, mà sẽ được đóng tại nhà máy Admiralteysk cho Hạm đội TBD.

Không rõ điều gì đã xảy ra với chiếc tàu ngầm nguyên tử "Magadan", nhưng việc chuyển giao lại tên gọi nói lên rằng, người ta đã quyết định không thực hiện công tác tu sửa nó nữa.

5. Tàu ngầm nguyên tử K-295 đề án 971 (Hạm đội TBD)

Vào tháng 9 này sẽ tròn 5 năm kể từ ngày các tàu ngầm "Samara" và "Bratsk" (K-391) đi dọc theo tuyến đường biển phía bắc trên chiếc tàu vận chuyển của Hà Lan, về đến nhà máy "Zvezdochka" để sửa chữa nâng cấp, với thời hạn thực hiện kéo dài 3 năm.

Công tác sửa chữa cho đến nay vẫn chưa bắt đầu. Gần 5 năm dài đằng đẵng chúng nằm ở cảng "Zvezdochka" chờ đợi quyết định "đổi đời". Cuối cùng, chúng đã chờ đợi được người Ấn Độ. Họ đến để lựa chọn thuê chiếc tàu đề án 971 tiếp theo.

Có thông tin cho biết rằng các cuộc đàm phán đang đi đến hồi kết, giá trị hợp đồng đã được thống nhất, chỉ còn lựa chọn chiếc tàu cụ thể - K-295 hay K-391. Người Ấn Độ là những kẻ có kinh nghiệm trong đàm phán, và nhiều khả năng, họ sẽ lựa chọn "Samara" với tuổi đời trẻ hơn "Bratsk" 5,5 năm.

Sau đó, nhà máy sẽ tiến hành công tác nâng cấp sâu, cùng với việc thay thế lò phản ứng hạt nhân, mà dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2025. Kết quả là Nga sẽ mất thêm một chiếc "Shuka-B" mặc dù bản thân đang rất cần.

6. Tàu ngầm nguyên tử B-239 "Karp" đề án 945 (Hạm đội Biển Bắc)

7. Tàu ngầm nguyên tử B-276 "Kostroma" đề án 945 (Hạm đội Biển Bắc)

Hợp đồng tu sửa nâng cấp hai chiếc tàu ngầm nguyên tử vỏ titan đã được ký kết vào cuối năm 2012. Mùa xuân năm 2014, nhà máy "Zvezdochka" bắt đầu chuẩn bị công tác tu sửa "Carp", mà đã nằm tại nhà máy từ năm 1994.

Tuy nhiên, ngày 24/2/2015, chưa kịp bắt đầu thì các công việc bất ngờ bị đóng lại (chỉ kịp lấy ra nhiên liệu hạt nhân). Nguyên nhân chính là do chi phí nâng cấp cao, tương đương với chi phí đóng mới một tàu ngầm "Yasen" (thật ngạc nhiên điều này lại không nhận ra khi tiến hành ký hợp đồng).

Hiện giờ, việc khôi phục lại hoạt động nâng cấp "Karp" gần như rất khó có thể xảy ra. "Kostroma" cuối cùng vẫn không tới được nhà máy "Zvezdochka", khi suốt thời gian này nằm ở căn cứ của mình tại Vidyaevo.

Nói chung, câu chuyện liên quan tới tàu ngầm nguyên tử đề án 945 trông giống như cuộc phiêu lưu do ban lãnh đạo nhà máy "Zvezdochka" dựng lên nhằm mục đích lấy được nhiều đơn hàng, mà chưa nhận thức được khả năng thực hiện chúng là điều không thể.

8. Tàu ngầm nguyên tử B-414 "Daniil Moskovsky" đề án 671RTMK (Hạm đội Biển Bắc)

Lực lượng tàu ngầm nguyên tử Nga: Tan chảy vì những thiệt hại bi thảm không do chiến đấu - Ảnh 3.

B-414 là mất mát ít đau đơn hơn cả đối với hạm đội tàu ngầm nguyên tử Nga. Khi dừng ra khơi vào 6,5 năm trước (khoảng từ cuối năm 2012), chiếc tàu ngầm lỗi thời thế hệ 2+ này không làm suy yếu khả năng chiến đấu của Hạm đội Biển Bắc quá nhiều.

Việc thiếu bất cứ cam kết nào về khả năng hồi phục hiện trạng kỹ thuật của "Daniil" đã nói lên tất cả, và thông báo về việc nó sẽ được tiêu huỷ vào năm 2021 không làm cho mọi người phải bất ngờ.

Kết luận

Kết quả là trong vòng vài năm gần đây, các lực lượng tàu ngầm nguyên tử của Hạm đội Hải quân Nga đã mất đi tối thiểu 8 chiếc tàu ngầm do Liên Xô chế tạo.

Số lượng này vẫn chưa phải là cuối cùng – nó có thể tăng vì năng lực hạn chế của các nhà máy đóng tàu Nga và sự bình thản của ban lãnh đạo đất nước trước cuộc khủng hoảng của các lực lượng tàu ngầm hạt nhân.

Vào thời điểm hiện nay, có thể hoàn toàn chắc chắn về khả năng sẵn sàng chiến đấu chỉ của 5 chiếc tàu ngầm nguyên tử đa mục tiêu gồm:

"Severodvinsk (đề án 885, Hạm đội Biển Bắc), "Gepard" (đề án 971.1, Hạm đội Biển Bắc), "Kuzbass" (đề án 971, Hạm đội TBD), "Pskov" (đề án 945A, Hạm đội Biển Bắc) và "Obninsk" (đề án 671RTMK, Hạm đội Biển Bắc), và phần rất ít là "Nizny Novgorod" (đề án 945A, Hạm đội Biển Bắc).

Thêm 7 chiếc nữa vẫn đang trong quá trình sửa chữa hoặc chờ sửa chữa – 6 chiếc thuộc đề án 971 và 1 chiếc thuộc đề án 671RTMK. Một lực lượng từng được coi là hùng mạnh của Hạm đội Hải quân Liên Xô chỉ còn lại 13 chiếc, trong đó một nửa đang nằm xưởng.

Tình hình càng xấu hơn liên quan tới việc chẫm trễ trong công tác bàn giao tàu ngầm "Kazan" vì thiếu phụ tùng và thiết bị nào đó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại