"Lôi" được cục máu đông gây đột quỵ dài nhất Việt Nam

Nguyễn Thạnh |

Bệnh viện Thống Nhất TP HCM vừa thực hiện can thiệp cùng lúc 9 trường hợp đột quỵ trong một ngày, trong đó có một ca đặc biệt bị tắc động mạch thân nền hiếm gặp do cục máu đông dài gần 10 cm bít mạch.

Sáng 3-11, Bệnh viện Thống Nhất TP HCM cho biết nơi đây lần đầu tiên thực hiện được con số kỷ lục khi có đến 9 bệnh nhân bị đột quỵ, tai biến mạch máu não được can thiệp chỉ trong một ngày. Con số này so với các trung tâm đột quỵ thế giới cũng như tại Việt Nam từ trước đến nay cũng chưa từng có.

Tham gia can thiệp cứu người này có sự hỗ trợ chuyên môn của chuyên gia can thiệp mạch máu não-TS-BS Trần Chí Cường- Chủ tịch Hội Thần kinh và Can thiệp mạch máu não TP HCM.

Lôi được cục máu đông gây đột quỵ dài nhất Việt Nam - Ảnh 1.

Cục máu đông gây đột quỵ chưa từng có hiện nay

Trong 9 ca dị dạng mạch máu não, hẹp động mạch… được bệnh viện can thiệp vào ngày 2-11 có một trường hợp bị tắc động mạch thân nền hy hữu hiếm gặp. Đó là ông N.V. L (50 tuổi, ngụ TP HCM), có tiền sử tăng huyết áp, hút thuốc lá.

Ông L. nhập viện trong tình trạng hôn mê, lơ mơ, yếu liệt tứ chi, khó thở. Các bác sĩ xác định ông L. bị tắc động mạch thân nền và can thiệp khẩn cấp. Qua 30 phút đã lấy ra cục máu đông kích thước cũng chưa từng thấy, dài 7 cm. Hiện bệnh nhân vẫn phải được theo dõi săn sóc đặc biệt, tổn thương não.

Lôi được cục máu đông gây đột quỵ dài nhất Việt Nam - Ảnh 2.

Lôi được cục máu đông gây đột quỵ dài nhất Việt Nam - Ảnh 3.

Tắc động mạch thân nền là rất hiếm gặp, tỉ lệ tử vong cao.

TS-BS Trần Chí Cường cho biết trong các trường hợp đột quỵ thì tắc động mạch thân nền là đáng sợ nhất vì gây ra ngừng hô hấp, liệt tứ chi. Nếu không can thiệp kịp thì 90% người bệnh sẽ tử vong. Song, với công nghệ trong lĩnh vực can thiệp thần kinh hiện nay tỉ lệ này đã giảm xuống gần phân nửa.

"Dị vật" gây tắc não ở ông L. có thể nói đây cục máu đông dài nhất Việt Nam từ trước đến nay được lấy ra từ bệnh nhân đột quỵ.

Lôi được cục máu đông gây đột quỵ dài nhất Việt Nam - Ảnh 4.

Các bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất TP HCM vừa trải qua giờ phút căng thẳng khi can thiệp 9 ca đột quỵ cùng lúc

"Chúng tôi cùng ê kíp các bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất vừa trải qua một ngày không thể tin được trong can thiệp thần kinh"- BS Cường chia sẻ.

Cũng theo BS Cường, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Riêng tại các bệnh viện lớn như Chợ Rẫy mỗi năm tiếp nhận khoảng 120.000 lượt bệnh nhân đột quỵ, Bệnh viện Nhân dân 115 cũng cứu chữa khoảng 60.000 ca…

Bệnh nhân đột quỵ ở các tỉnh khi chuyển đến được TP HCM thì 97% đã muộn, sau 6 giờ nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị. Một trung tâm đột quỵ tiêu chuẩn quốc tế ở miền Tây đang xây và sắp đi vào hoạt động sẽ mở ra cơ hội cứu bao nhiêu sinh mạng vì kịp "giờ vàng".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại