Mùa vải chín đang nở rộ. Loại quả ngon ngọt này là đặc sản của đất Việt được nhiều người yêu thích. Nhưng ít ai biết rằng, lớp vỏ sần sùi của loại quả này cũng có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Công dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể của vỏ quả vải
Theo y học cổ truyền, vỏ quả vải có tác dụng chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sinh tân dịch, ích huyết, trị phiền khát, giải khát, thu liễm cầm máu, trị băng huyết, thấp chẩn, mụn nhọt, đau dạ dày, trị phụ nữ viêm nhiễm phụ khoa khí hư, nóng trong, tiêu hóa kém...
Dùng nước sắc kỹ từ vỏ quả vải uống thay nước hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Nước vỏ quả vải không có tính hàn, không gây táo bón, nên có có thể sử dụng trong thời gian dài.
Tính chất này rất hữu ích với những người thích ăn quả vài. Bởi đây là loại quả có tính nóng, ăn nhiều dễ khiến người bốc hỏa. Vì hương vị ngon ngọt, lại đúng độ mùa hè nên nhiều người không thể kiềm chế mà ăn nhiều vải, dẫn đến cơ thể mất cân bằng, bị nhiệt miệng, mụn nhọt, nóng trong người, chảy máu mũi…
Khi đó, hãy tận dụng vỏ quả vải để đun nước uống, giúp thanh nhiệt và giải độc, giảm bớt triệu chứng nóng trong.
Bên cạnh cách đun vỏ tươi, mọi người cũng có thể phơi khô sau đó cất đi dùng dần. Mỗi lần dùng chỉ 30g đun với 2-3 lít nước, sắc loãng, uống trong ngày rất tốt cho sức khỏe.
Cách đun nước vỏ quả vài
Vỏ quả vải vốn sần sùi, nhiều khe rãnh nên rất bẩn, ẩn chứa nhiều loại vi trùng, vi khuẩn… Vì thế, khi mua vải về cần ngâm rửa kỹ lưỡng trước khi ăn. Nếu dùng vỏ quả vải để sắc nước uống thì càng cần rửa sạch bỏ kỹ càng.
Sau khi làm sạch, bạn để vỏ quả vải ráo nước, sau đó cho vào nồi 1 lượng vừa đủ, cùng nước và đun sôi trong 10 phút. Khi vỏ quả vải dần chuyển sang màu nhạt hơn, nước thì chuyển sang màu vàng nhạt, là lúc các chất có trong vỏ vải đã hòa tan vào trong nước. Lúc này có thể tắt bếp, để nguội.
Bên cạnh cách đun vỏ quả vải tươi, bạn cũng có thể phơi khô vỏ sau đó cất đi dùng dần. Mỗi lần dùng chỉ 30g đun với 2-3 lít nước, sắc loãng, uống trong ngày rất tốt cho sức khỏe.
Ngoài vỏ, hạt vải cũng là 1 vị thuốc trong Đông y. Hạt vải có vị cam sát, không độc, tính ấm, có tác dụng tốt với can, vị, thận. Hạt vải có thể trị các chứng đau dạ dày, thống kinh, hậu sản, huyết ứ, đau bụng, tinh hoàn sưng đau.
Y học hiện đại cũng nghiên cứu chứng minh, thành phần của hạt vải có thể sử dụng làm thuốc giúp ức chế virus viêm gan B, phòng ngừa sỏi mật, hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
Quan điểm của Đông y, hạt vải có vị cam sát, không độc, tính ôn (ấm) có tác dụng vào ba kinh can, vị, thận. Hạt vải được sử dụng trị các chứng đau dạ dày, thống kinh, hậu sản gây đau bụng, huyết ứ, tinh hoàn sưng đau. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy, tiêm tinh chất hạt vải trên thí nghiệm có thể giảm đường máu, giảm grycogen ở gan. Hạt vải có tác dụng cải thiện chuyển hóa đường, có tác dụng hỗ trợ giảm đường huyết.
Bác sĩ Hoàng Sầm, Viện trưởng Viện Y học Bản địa Việt Nam từng chia sẻ, hạt vải sau ăn bạn có thể rửa sạch, thái mỏng, tẩm nước muối sao hoặc đốt tồn tính, đồ chín rồi phơi hoặc sấy khô dùng dần. Hạt vải có chứa saponin, tanine, a-glycin có thể dùng điều trị răng đau nhức, đau ngực, bụng, đau dạ dày...
Tuy nhiên, người dân không nên tự chế bài thuốc từ hạt vải. Các vị thuốc cần có sử hướng dẫn của bác sĩ và phải có liều lượng đúng và cách sử dụng theo từng người.