Loại quả được ví 'nhân sâm xanh' có những tác dụng gì?

Khánh Chi |

Đậu bắp được nhiều người gọi là 'nhân sâm xanh” có nhiều tác dụng cho sức khoẻ, đặc biệt là chất nhầy của quả đậu bắp trị viêm loét cơ quan tiêu hoá.

Bà Nguyễn Thị Lý (61 tuổi, trú tại Quảng Yên, Quảng Ninh) cho biết bà thường xuyên bị đau nhức xương khớp. Mỗi lần dùng thuốc Tây y được vài tháng xong bệnh lại tái phát.

Bà nghe người ta mách mua đậu bắp về ăn hoặc phơi đậu bắp khô rồi nấu nước uống như trà chữa đau xương khớp, bà Lý cũng làm thử trong hơn 2 năm qua. Bà cảm thấy tác dụng có nó khá tốt. Những cơn đau cấp tính không còn xuất hiện dù bà không uống thuốc tây.

Thoái hoá xương khớp không thể chữa khỏi nhưng tập luyện nhẹ nhàng kết hợp với ăn nhiều đậu bắp giúp bà Lý sống chung hoà bình với nó, không còn lo trái nắng trở trời lại đau như trước.

Theo dược sĩ Nguyễn Thu Trang – Viện Y học Bản địa Việt Nam, đậu bắp còn gọi là Bụp bắp, mướp Tây, tên khoa học là Abelmoschus esculentus, Moenchi, thuộc họ Bông. Đậu bắp có nguồn gốc từ Ấn Độ được trồng lấy quả non làm thực phẩm ăn. Tại Việt Nam, ban đầu đậu bắp trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam và hiện nay một số tỉnh phía Bắc đã trồng.

Đặc điểm của cây đậu bắp là thân thảo, mọc đứng, lá rộng, chia thuỳ chân vịt, cuống lá dài, cánh hoa vàng hoặc hơi vàng, có chấm tía ở gốc, quả nang có góc nhọn, dài, cây ra hoa vào khoảng tháng 5 đến tháng 9.

Loại quả được ví nhân sâm xanh có những tác dụng gì? - Ảnh 1.

Quả đậu bắp được coi là 'nhân sâm xanh'.

Dược sĩ Trang cho biết theo các nghiên cứu đậu bắp là quả giàu pectin và chất nhầy, rất giàu sắt và canxi. Quả đậu bắp tươi chứa vitamin A, B1, B2, C, và phốt pho. Lá và thân chứa i ốt. Hạt chứa một chất dầu, ăn được, màu vành xanh, mùi dễ chịu, chứa palmintin và stearin. Hoa đậu bắp chứa 2 sắc tố flavonol, gossypetin và quercetin. Toàn cây có mùi thơm của cây đinh hương.

Đậu bắp có chứa rất nhiều chất xơ hòa tan, do đó có thể giúp cơ thể giảm mức cholesterol. Việc tiêu thụ thường xuyên loại nước ép này có thể làm giảm mức cholesterol trong máu và bảo vệ trái tim của bạn.

Theo dân gian, quả xanh cắt ra từng miếng đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua. Hạt dùng để ăn. Khô dầu đậu bắp dùng làm thức ăn cho gia xúc. Hạt đậu bắp khô bạn rang thật kỹ có thể dùng thay cafe.

Quả, hạt, lá đều có tác dụng, làm nhầy, lợi tiểu. Hạt có tác dụng kích thích và trợ tim, chống co thắt. Hạt đậu bắp rang hãm nước uống có tác dụng kích thích ra mồ hôi.

Lá đậu bắp dã nát dùng điều trị bệnh tăng tiết bã nhờn của da dầu và dùng đắp nhọt.

Ở Mã lai người ta dùng các bộ phận của cây đậu bắp làm thuốc trong điều trị bệnh bí tiểu, bệnh lậu.

Ở Ấn Độ, quả chưa chín dùng làm thuốc sắc uống trị đau do xuất huyết, tiểu nóng, tiểu khó vì bệnh lậu. Chất nhày từ quả đậy bắp dùng đắp trị bệnh lậu. Lá dùng làm thuốc đắp mát dịu. Còn ở Thái Lan, quả đậu bắp người ta phơi khô dùng làm thuốc điều trị trong bệnh loét cơ quan tiêu hoá.

Còn đậu bắp còn có tác dụng chữa bệnh thoái hoá xương khớp hay không thì đến nay chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh. Trong tương lai, dược sĩ Trang cho rằng có thể có nhiều nghiên cứu về câu đậu bắp với các bệnh xương khớp và bệnh khác sẽ được thực hiện nhiều hơn.

Về mặt sử dụng, vì là thực phẩm như các loại rau trái khác nên việc dùng cũng không có độc, nếu người bệnh đau xương khớp dùng hợp, mất cảm giác đau thì có thể dùng để hỗ trợ. Dược sĩ Trang cho biết bản thân người nhà của chị ở Lang Sơn cũng sử dụng đậu bắp làm thức ăn hàng ngày. Vì quả ít độc, lành tính nên ăn thay rau và cũng ít nhiều tốt cho sức khoẻ nên không cần quá lo lắng. Có thể luộc như rau củ thông thường, nấu canh chua…

Để có được những lợi ích tốt từ đậu bắp, khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, và không dài quá 8cm và chỉ trữ để dùng trong không quá 3 hoặc 4 ngày.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại