Loài cây đặc hữu "quý hơn vàng", chỉ mọc trong phạm vi 1km2 ở 1 vườn quốc gia tại Việt Nam: được mệnh danh là nữ hoàng của các loại trà

Lưu Ly |

Ở nước ta, loài cây này được ghi nhận chỉ xuất hiện trong phạm vi 1km2 ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Loài cây đặc hữu của vườn quốc gia Bù Gia Mập

Vườn quốc gia Bù Gia Mập - Bình Phước từ lâu đã nổi tiếng là khu bảo tồn phong phú của các nguồn gen quý thuộc hệ động, thực vật. Vườn có có tổng diện tích 25.598,24 ha, với diện tích tự nhiên lên tới 21.476 ha. Hiện vườn có khoảng 437 loài, thú có 73 loài, trong đó có 59 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Ngoài ra còn có 168 loài chim, hiện có 10 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng như: gà lôi, hồng tía, dù dì phương Ðông,...

Về thực vật, vườn có hơn 724 loài nằm trong 326 chi, 109 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau. Trong đó, trà hoa vàng Bù Gia Mập là loài cây quý hiếm bậc nhất. Người ta chỉ được tìm thấy trà hoa vàng ở một phạm vi nhỏ hẹp (1km2) tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Nữ hoàng của các loại trà - trà hoa vàng Bù Gia Mập vô cùng quý hiếm.

Trà hoa vàng Bù Gia Mập có tên khoa học là Camellia bugiamapensis Orel, Curry, Luu & Q. D.Nguyen loài thực vật đặc hữu của Vườn quốc gia Bù Gia Mập, được công bố vào năm 2014.

Trà hoa vàng Bù Gia Mập là loài thực vật quý thuộc họ chè (theaceae) ở Việt Nam. Cây có kết cấu lá đơn, mọc cách, dài và hẹp với hình tròn. Phần phiến lá có hình thuôn, dài khoảng 11cm đến 14cm và rộng khoảng 4 – 5cm với đặc điểm không lông, mép có răng cưa nhỏ.

Mỗi bông trà hoa vàng sẽ có khoảng 8 -10 cánh hoa với màu vàng bắt mắt.

Thời điểm nở nhiều hoa mỗi năm là từ tháng 11 đến tháng 3 mới sau mới tàn. Và trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 là lúc cây thay lá mới, lá non mọc lên chi chít.

Theo ghi nhận của các nhà khoa học trong Sách đỏ thế giới, trà hoa vàng Bù Gia Mập có số lượng cực kỳ ít với khoảng 49 - 70 cây trong bán kính 1km2 tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Vậy nên, loài thực vật này hiện được xếp hạng bảo tồn vào mức CR (cực kỳ nguy cấp) với nguy cơ tuyệt chủng cao.

Loại trà này rất đặc biệt, chúng không ưa ánh sáng trực tiếp mà chỉ phát triển tốt nếu mọc ở dưới các cây gỗ lớn, ẩm ướt tự nhiên.

Trà hoa vàng Bù Gia Mập gây chú ý khi mọc ở địa hình khí hậu chuyển tiếp, nơi giao nhau từ cao nguyên xuống Đông Nam Bộ.

Loài cây dược liệu có tiềm năng lớn 

Ngoài giá trị bảo tồn nguồn gen, các nhà khoa học cũng nhận định đây là loài thực vật quý với nhiều giá trị dược liệu cao. Theo đánh giá, trong tất cả các loại trà hoa vàng thì trà hoa vàng Bù Gia Mập có dược liệu cao nhất với hơn 400 hoạt chất khác nhau. Trong đó có nhiều hợp chất quý giá như: Saponin, polyphenol, polysaccharide, flavonoids và các nguyên tố như selenium (Se), germannium (Ge), kalium (K), kẽm (Zn), molypden (Mo), vanadium (V), mangan (Mn) và các vitamin B1, B2, C… Đây là những chất quan trọng ứng dụng vào hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, ổn định đường huyết, thải độc gan, thanh lọc cơ thể, chống lão hóa, tăng cường sinh lực, giảm căng thẳng…

Lá và búp của Trà hoa vàng Bù Gia Mập có thể thu hoạch vào bất kỳ thời điểm nào còn hoa trà thì cần đến mùa mới có.

Các nhà khoa học tại nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu và chứng minh lá, hoa và búp non của cây trà đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Đông y đánh giá thức trà quý này có vị ngọt, tính bình, có tác dụng ngăn ngữa 1 số bệnh lý, lợi tiểu mạnh, giải độc gan và thận tốt.

Ngoài ra, trà hoa vàng cũng hỗ trợ giảm đường huyết ở người tiểu đường, giúp đường huyết ổn định và giảm bớt được các biến chứng, giúp thanh nhiệt, giải độc cho gan, chữa các bệnh lý về gan, hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức đề kháng, giảm các bệnh vặt như cảm cúm, sổ mũi, chống dị ứng, chống viêm và duy trì trạng thái hoạt động ổn định của huyết áp.

Trong đó, người ta có thể thu hái lá và búp vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Thời điểm thu hoạch hoa trà tốt nhất trong năm là vào tháng 3 hoặc tháng 4. Đây là thời điểm hoa có nhiều giá trị dinh dưỡng nhất để có thể làm thuốc.



Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại