Thực chất, lỗ nhỏ như đầu kim ở vành tai con không phải chỉ là khiếm khuyết thông thường, đó có thể chính là dấu hiệu báo trẻ bị rò luân nhĩ hay còn có tên gọi dân gian là “lỗ tai nhỏ”.
Lỗ rò nhỏ này thường khá bé và ít cha mẹ nào để ý đến khi phát nặng rồi thì chữa trị không kịp sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường.
Bệnh rò luân nhĩ này thực chất là một đường rò xuất hiện ở vùng tai.
Từ một lỗ ở trước tai, nó chạy sâu vào phía trong và kết thúc ở chân sụn, hoặc phình ra tạo thành một nang. Khi viêm nhiễm, lỗ rò trông giống như mụn nhọt và dễ bị điều trị nhầm.
Ảnh: Internet
Để điều trị dứt điểm bệnh này thì cần tiểu phẫu bỏ đi đường rò. Bố mẹ không nên tự ý chữa trị cho bé tại nhà bằng thuốc kháng sinh khi thấy các dấu hiệu chảy nước, mủ từ lỗ rò, sẽ khiến bệnh trở nặng hơn và dễ gây biến chứng khác.
Nếu bố mẹ quan sát thấy có lỗ nhỏ như đầu kim trên vành tai con mình thì nên chú ý khi xuất hiện các biểu hiện khác thường. Bệnh rò luân nhĩ thường gặp ở các trẻ nhỏ, điều trị sớm và đúng cách sẽ không tái phát.
Ảnh: Internet
Khi lỗ rò bị rỉ nước hoặc mũi, cần đưa trẻ đi khám tại bệnh viện chuyên môn, tránh tự ý chữa trị tại nhà.
Nếu chữa trị không đúng và dứt điểm, lỗ nhiễm trùng dễ trở nặng hơn dẫn đến đường rò bị viêm nhiễm, xơ sẹo nhiều lần, gây co dính ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng nghe của trẻ sau này.
Bố mẹ cần làm gì khi con bị rò luân nhĩ?
- Khi phát hiện có dịch tiết ra từ lỗ rò, bố mẹ tuyệt đối không nặn bóp để dịch ra hết, sẽ gây nguy hiểm hơn.
- Không dùng tăm bông đưa vào đường dò để thấm dịch
- Đưa trẻ đi khám sớm tránh trường hợp ủ bệnh lâu ngày tạo ra áp xe gây sẹo xấu
- Nếu trẻ sưng viêm tái phát nhiều lần thì nên thông báo với bác sĩ để tiến hành tiểu phẫu cho trẻ.
(Tổng hợp)