Trong bài tập huấn luyện chiến đấu, các xe thiết giáp được đưa lên tàu đổ bộ. Từ chiến hạm, các xe BMP đổ bộ xuống nước và tự bơi vào bờ đánh chiếm bàn đạp đầu cầu.
Trước đây, Indonesia nhập khẩu xe BMP-3F nhằm thay thế các xe tăng bơi “xuồng pháo” PT-76. Nhưng cả 2 loại xe đều thể hiện độ tin cậy cao đến mức Lính thủy đánh bộ Indonesia quyết định không loại biên mà tiếp tục sử dụng cả BMP-3F cùng với PT-76.
Theo cổng thông tin điện tử “Otvaga 2004”, Indonesia nhập các xe BMP-3 vào năm 2010-2011. Dưới sự huấn luyện của các chuyên gia Nga, Lực lượng Lính thủy đánh bộ Indonesia chỉ cần có 3 tháng đã làm chủ được loại xe bộ binh này.
Điều này cho thấy, rất đơn giản trong việc điều khiển, khai thác sử dụng và bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ BMP-3 .
Xe bộ binh chiến đấu BMP-3F (F là phiên bản hải quân) khác với phiên bản khai thác sử dụng cho lục quân là tăng cường khả năng bơi trong điều kiện phức tạp.
Xe BMP-3F có khả năng bơi tốt trong điều kiện sóng cấp 3. Ở sóng cấp 2, BMP-3F hoàn toàn có thể sử dụng các loại vũ khí theo biên chế bao gồm pháo 100mm, pháo 30mm tự động song song và 3 khẩu súng máy 7.62mm.
BMP-3 có khả năng bơi với tốc độ 10km/h. Lượng dầu dự trữ cho phép xe có thể bơi được 7 giờ liên tiếp. Trên đất liền xe có thể chạy với vận tốc cực đại liên tiếp 7 giờ. Kíp xe có 3 thành viên và 7 lính đổ bộ.
Quân đội Indonesia có khoảng 50 xe BMP-3. Một phần trong số chúng được sử dụng để phục vụ trong lực lượng Lính thủy đánh bộ, ngoài BMP-3 và PT-76, còn có các xe К-61, BRDM-2, BTR-80А và BMP-2.