Cụ thể, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và có thể bùng phát chiến tranh, Nga đã cử 80 lính đặc nhiệm tới Iran để đảm bảo an ninh cho các cơ sở quân sự quan trọng của quốc gia Hồi giáo này.
Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại Bộ Quốc phòng cũng như Bộ Ngoại giao Nga vẫn chưa lên tiếng xác nhận thông tin trên, điều này đặt ra nhiều câu hỏi về mức độ tin cậy.
Nhưng với sự xuất hiện của Bộ trưởng Ngoại giao Iran tại Matxcơva trước thời điểm diễn ra các cuộc tấn công tên lửa trả đũa Mỹ, các chuyên gia tin rằng thông tin mà trang Sohu đưa ra có liên quan chặt chẽ đến sự kiện trên.
"Trước đó, Mỹ tỏ ra rất khó chịu với thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với nhóm P5+1, Washington tin rằng điều này ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của họ cũng như đồng minh Israel và cần có một thỏa thuận mới".
"Mặc dù vậy, sự từ chối xuống thang của Iran đã khiến giới chính trị và quân sự Mỹ cảm thấy rất tức giận và theo thời gian, các lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt lên Iran cũng được tăng cường".
"Theo thời gian, khả năng quân sự và kinh tế của Iran chắc chắn sẽ suy yếu, do vậy họ cần có sự trợ giúp từ bên ngoài nhằm đẩy lùi nguy cơ bị tấn công quân sự".
"Trong trường hợp này, việc đưa 80 lính đặc nhiệm đến Iran đã được Nga thực hiện nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của Mỹ và Israel có thể diễn ra trong tương lai", trang Sohu nhận định.
Tuy thông tin trên vẫn cần kiểm chứng thêm nhưng thực tế Iran vẫn là đối tác quân sự quan trọng của Nga và tại thời điểm xảy ra xung đột, Matxcơva đã điềutàu chiến đến bờ biển của nước cộng hòa Hồi giáo như biện pháp gây áp lực lên Mỹ.
Bên cạnh đó, bầu trời Iran còn được các radar trinh sát của Nga giúp kiểm soát. Cho nên sẽ không ngạc nhiên nếu như Matxcơva thực sự đưa binh sĩ của mình tới đây để bảo vệ cơ sở hạt nhân giúp đồng minh.
Các binh sĩ Nga có thể sẽ trở thành "tấm lá chắn" hiệu quả để ngăn máy bay chiến đấu của Mỹ và Israel không kích phá hủy những cơ sở làm giàu Uranium của Iran.
Nhưng bên cạnh đó lại có luồng ý kiến khác cho rằng những binh sĩ có mặt tại Iran không phải quân chính quy của Nga mà chỉ là các nhà thầu quân sự tư nhân thuộc công ty lính đánh thuê Wagner nổi tiếng.
Nhận định trên tỏ ra khá là có cơ sở, bởi dù sao đi nữa Nga vẫn luôn cố gắng tránh để quân chính quy của mình đối đầu với lực lượng quân sự mạnh như Mỹ hay Israel.
Nhưng nếu nhận định trên là chính xác thì sự có mặt của những lính đánh thuê này sẽ không mang lại nhiều thay đổi, bởi thực tế ở chiến trường Syria đã cho thấy Mỹ chẳng ngại ngần gì trong việc sử dụng hỏa lực mạnh với đối tượng này.