Liên Xô định "nhồi" cho Trung Quốc chiếc MiG-29 nhưng bất thành: Bắc Kinh đã mưu việc lớn?

Bảo Lam |

Tháng 5/1990, một đoàn đại biểu đã tới Liên Xô để bàn bạc về mua tiêm kích và phía Liên Xô đã định "nhồi" chiếc MiG-29 khi nói rằng TQ đã sở hữu và có kinh nghiệm dùng máy bay MiG.

Nhẽ ra Su-27 không phải để bán

Khi sản xuất máy bay Su-27, người Nga không có dự định bán nó cho các nước khác như phiên bản tiêm kích hạng nhẹ hơn MiG-29. Nhưng khi quyết định được thông qua, Su-27 trở thành món hàng xuất khẩu được ưa chuộng nhất ở Châu Á.

Khách hàng đầu tiên mua chiếc máy bay tiêm kích này là Trung Quốc, khi ký thỏa thuận với Moscow từ thời Liên Xô. Nhưng làm cách nào để Bắc Kinh biến điều này thành hiện thực?

Su-27 gặt hái được thành công trên thị trường xuất khẩu vào năm 1989 khi mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu ấm trở lại.

Trong chuyến viếng thăm của Gorbachev tới Trung Quốc vào tháng 5/1989, đề xuất hồi phục hoạt động thương mại trong lĩnh vực quân sự đã được đưa ra. Vào tháng 9/1989, trên một tạp chí đã xuất hiện cuộc phỏng vấn mà trong đó người ta khẳng định rằng không có bất cứ rào cản chính trị nào đối với việc Trung Quốc mua chiếc máy bay tiêm kích MiG-29.

Vào tháng 5/1990, một đoàn đại biểu Trung Quốc đã tới Liên Xô để bàn bạc về vấn đề liên quan tới việc mua chiếc máy bay hiện đại này. Các thành viên trong đoàn đã chứng kiến những chuyến bay trình diễn của MiG-29, Su-27 và nhiều loại trực thăng.

Liên Xô định nhồi cho Trung Quốc chiếc MiG-29 nhưng bất thành: Có âm mưu thâm hiểm? - Ảnh 1.

Tiêm kích MiG-29

Trung Quốc đã có âm mưu?

Các đàn anh phía Liên Xô đã định "nhồi" cho đoàn đại biểu Trung Quốc chiếc MiG-29, khi nói rằng Trung Quốc đã sở hữu và có kinh nghiệm nâng cấp các máy bay MiG trong nhiều năm qua. Nhưng sau khi tham dự buổi trình diễn, đoàn đại biểu Trung Quốc đột ngột lại muốn mua Su-27.

Lý do được đoàn đại biểu viện chứng đó là khả năng sử dụng đa dạng của Su-27, hệ thống điều khiển bằng điện (MiG-29 sử dụng hệ thống thủy lực đơn giản) và các tính năng vượt trội của động cơ Su-27 về công suất cũng như tuổi thọ.

Đây là nền tảng tốt nhất mà có thể tiến hành nâng cấp - nền tảng hiện đại để chế tạo các máy bay chiến đấu thế hệ mới của Trung Quốc.

Vì Trung Quốc mất nhiều thời gian tranh luận với Liên Xô để nâng cấp và hoàn thiện các máy bay MiG-21 (Trung Quốc gọi là J-7), các doanh nghiệp của họ đã tích lũy được không ít kinh nghiệm nâng cấp và hoàn thiện những mẫu máy bay Nga.

Có lẽ chính phủ Trung Quốc cho rằng nhờ những tính năng vượt trội về khí động học của "Sukhoi" và phần thân lớn nên nó sẽ thích hợp cho công tác thử nghiệm và nâng cấp hơn so với MiG. Phía Liên Xô phản đối, nhưng những khó khăn về kinh tế vào thời điểm đó đã khiến họ phải bật đèn xanh cho việc bán Su-27 cho phía Trung Quốc.

Liên Xô định nhồi cho Trung Quốc chiếc MiG-29 nhưng bất thành: Có âm mưu thâm hiểm? - Ảnh 3.

Tiêm kích Su-27 của Trung Quốc

Các nguồn tin phía Trung Quốc nói nhiều tới tình hữu nghị anh em và nỗ lực vượt qua những khó khăn sau một thời gian dài 2 bên cắt đứt quan hệ, tuy nhiên các động cơ mang tính kinh tế mới đúng là lý do chính đáng hơn cả.

Sau các cuộc đàm phán, mùa đông năm 1990 Trung Quốc đã ký thỏa thuận mua 24 chiếc Su-27SK và Su-27UBK (K có nghĩa là China). Dù Liên Xô tan rã, tổng thống Boris Eltsin vẫn tiếp tục thực hiện thỏa thuận này, và những chiếc tiêm kích đầu tiên đã được bàn giao cho Trung Quốc vào ngày 27/6/1992.

Nhưng điều đó là chưa đủ đối với Trung Quốc. Nhận thức được rằng Nga đang phải đối mặt với những khó khăn trong thập niên 90, người Trung Quốc bắt đầu gạ mua công nghệ Su-27 bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất. Vào năm 1995, họ đã đạt được thoả thuận với Moscow về điều này. Sau đó Trung bắt tay vào sản xuất Su-27 hợp pháp khi gọi nó là J-11.

Dường như, chiến lược này đã mang lại cho Trung Quốc những lợi ích to lớn bởi vì một trong những mục tiêu ban đầu khi mua Su-27 là sở hữu nền tảng hiện đại để làm cơ sở để ứng dụng và hoàn thiện các công nghệ của Trung Quốc.

Và Trung Quốc đã nhiều lần làm điều đó khi trong những năm gần đây chế tạo nhiều phiên bản J-11. J-11B sở hữu hệ thống radar với ăng-ten lưới mảng pha chủ động, các phụ tùng bằng vật liệu composite, buồng lái của Trung Quốc với màn hình hiển thị và các động cơ của Trung Quốc.

J-16D chính là nỗ lực chế tạo chiếc máy bay phục vụ chiến tranh điện tử, giống như chiếc EA-18G "Growler" của Mỹ.

Khác với Ấn Độ, quốc gia từng bắt đầu chương trình tìm kiếm chiếc tiêm kích đa nặng hạng trung khi cho rằng Su-30MKI thực sự không phải đa năng, J-11 có thể sử dụng các loại đạn do Trung Quốc sản xuất để triển khai tấn công những mục tiêu trên bộ, bao gồm cả bom cỡ nhỏ của Mỹ phiên bản Trung Quốc.

Liên Xô định nhồi cho Trung Quốc chiếc MiG-29 nhưng bất thành: Có âm mưu thâm hiểm? - Ảnh 4.

Tiêm kích Su-35 Trung Quốc vừa mua của Nga.

Người Trung Quốc từng bước thay thế thiết bị của Nga, từ máy tạo khí cho đến trạm cảnh báo về sóng radar định vị.

Nhưng dù đạt được những thành tựu nói trên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mua các máy bay Nga để theo đuổi mục tiêu tiếp cận các công nghệ mới nhất được ứng dụng trên những phiên bản mới nhất của chiếc máy bay "Sukhoi" Su-35.

Trung Quốc đã mua các máy bay này vào tháng 12/2015. Theo phỏng đoán, các động cơ hoàn thiện của cỗ máy này được Trung Quốc quan tâm hơn cả bởi vì họ chưa có bản quyền sản xuất thiết bị cụ thể này và đang gặp phải những khó khăn thực sự trong quá trình sản xuất động cơ của Su-27SK dành cho J-11 của mình.

Suy cho cùng, Bắc Kinh muốn có được chiếc máy bay với những tính năng tốt nhất để học hỏi và đạt được mục tiêu.

Những pha bay thông trường siêu thấp và đẳng cấp của phi công Su-27

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại