Liên tiếp bệnh nhân nhập viện do ngộ độc thuốc gây tê: Dấu hiệu nào cảnh báo

Ngọc Anh |

Ngộ độc thuốc gây tê là bệnh cảnh thường gặp trong lúc gây tê nhất là ở bệnh nhân hay được gây tê vùng răng miệng.

Nhiều người ngộ độc thuốc gây tê

Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương Phú Thọ thường xuyên tiếp nhận các trường hợp ngộ độc thuốc gây tê tại các cơ sở y tế như phòng răng, các thuốc gây tê làm thủ thuật.

Chị Trần Thị Tr (28 tuổi, Hạ Hòa, Phú Thọ) bị đau răng số 98. Chị tới một phòng khám nha khoa nhổ răng. Sau khi, gây tê bằng thuốc để nhổ răng thì xuất hiện tình trạng đau đầu, tức ngực, khó thở, ý thức giảm dần... Bệnh nhân nhanh chóng được đưa đi cấp cứu.

Khi đến viện, bệnh nhân lơ mơ, phản ứng rất chậm, tim nhịp rời rạc, mạch dao động rất thấp 35-45l một phút, huyết áp 110/70 mmHg. Bệnh nhân chẩn đoán nhanh bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê, ngay lập tức bệnh nhân được chỉ định truyền tĩnh mạch thành dòng nhũ dịch Lipofudin 20% với tác dụng cấp cứu giải độc nhanh.

Liên tiếp bệnh nhân nhập viện do ngộ độc thuốc gây tê: Dấu hiệu nào cảnh báo  - Ảnh 1.

Bệnh nhân bị ngộ độc thuốc gây tê.

Hay như trường hợp bệnh nhân V.T.Đ (64 tuổi, trú tại Hạ Hòa – Phú Thọ) ngộ độc thuốc tê diễn biến rất nhanh sau khi thực hiện thủ thuật sinh thiết tế bào đã được cấp cứu kịp thời.

Bệnh nhân có khối u vùng bụng sau khi thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng phù hợp bác sỹ chỉ định sinh thiết tế bào để tìm tế bào lạ. Trong quá trình sinh thiết bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc tê lidocain gây tê tại chỗ để thực hiện thủ thuật.

Ngay sau khi thực hiện thủ thuật bệnh nhân xuất hiện trạng thái khó thở, đau đầu, buồn nôn, huyết áp tăng, diễn biến rất nhanh bệnh nhân rơi vào trạng thái lơ mơ. 

Điều dưỡng theo dõi bệnh nhân sau sinh thiết đã nhận biết nhanh các dấu hiệu xác định bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê lidocain đồng thời thông báo ngay đến bác sĩ và nhanh chóng truyền thành dòng nhũ dịch Lipofundin 20%, giải độc nhanh cho bệnh nhân.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Thu Tr (quê ở quận Hải An, Hải Phòng) không có được may mắn này. Buổi sáng chị Tr đến một bệnh viện trên địa bàn Hải Phòng để khám và chữa răng.

Các bác sĩ răng hàm mặt đã tiêm thuốc tê, nhổ một răng số 8. Tuy nhiên, ít phút sau khi nhổ răng, chị bất ngờ lên cơn co giật, tím tái...

Liên tiếp bệnh nhân nhập viện do ngộ độc thuốc gây tê: Dấu hiệu nào cảnh báo  - Ảnh 2.

Dấu hiệu ngộ độc thuốc gây tê

Mặc dù được các y bác sĩ dùng các biện pháp cấp cứu không có kết quả, chị Tr đang qua đời 12h 30 cùng ngày.

Đây là một trường hợp đáng tiếc bệnh nhân bị ngộ độc thuốc gây tê đã không được xử lý kịp thời dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu ngộ độc

Theo PGS.TS Trần Thị Kiệm cho biết, Lidocain là thuốc gây tê được sử dụng nhiều không chỉ ở bệnh viện mà còn ở các phòng khám tư để thực hiện các tiểu phẫu như nhổ răng, mổ bóc u...

Theo PGS Kiệm ngộ độc Lidocain là một biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm, diễn biến rất nhanh, khi bị ngộ độc nếu không được xử trí kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao. 

PGS Kiệm cho biết dấu hiệu nhận biết bệnh nhân ngộ độ thuốc tê:

Đau đầu nhẹ, ù tai, vị đắng kim loại, nhìn đôi, tê quanh miệng, hoa mắt chóng mặt, mất định hướng, toát mồ hôi,khó thở, đánh trống ngực...

Tăng hưng phấn  kích thích ( kích động, lú lẫn , nói nhảm, đau đầu, co quắp. co giật, run giật cơ, ảo giác,

Ức chế: ngủ gà,đờ đẫn, bất tỉnh, suy hô hấp, ngừng thở, hôn mê, suy tuần hoàn, ngừng tuần hoàn.

Dấu hiệu loạn thần: mê sảng kích động, suy hô hấp, ngừng tuần hoàn...

Khi bệnh nhân có các biểu hiện ngộ độc, cần ngưng ngay lập tức việc tiêm thuốc tê và xử lý theo phác đồ điều trị với biện pháp ưu tiên hàng đầu là truyền tĩnh mạch dung dịch nhũ tương lipid 20%.

Đối với người bệnh, PGS Kiệm khuyến cáo khi thực hiện các thủ thuật có sử dụng thuốc tê như nhổ răng, làm thẩm mỹ… người dân cần đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện không nên chủ quan với ngộ độc thuốc gây tê.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại