Nghiên cứu mới công bố, dẫn dầu bởi tiến sĩ - bác sĩ Cheol-Young Park từ Bệnh viện Kangbuk Samsung (Seoul, Hàn Quốc) đã phát hiện ra một cơ chế đáng sợ mà bạn có thể vô tình khởi động nó khi đường huyết tăng cao: kích hoạt ung thư tuyến tụy.
Kiểm tra đường huyết - ảnh: SHUTTERSTOCK
Nhóm khoa học gia đã phân tích dữ liệu của 25 triệu người và phát hiện ra nguy cơ ung thư tuyến tụy tăng ở người tiểu đường type 1 lẫn type 2, và tăng cả khi họ chỉ mới ở giai đoạn tiền tiểu đường.
Tăng đường huyết khiến tuyến tụy phải sản xuất ra một lượng insulin cao bất thường để cố cân bằng lại chỉ số này. Điều này đã tạo áp lực lên tuyến tụy, từ đó kích hoạt bệnh ung thư.
Ung thư tuyến tụy lại là dạng ung thư vô cùng "sát thủ". Nó hầu như không có bất kỳ biểu hiện sớm nào và đa số bệnh nhân chỉ được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn 4.
Thống kê cho thấy dù sống ở các nước phát triển, vẫn chỉ có 3% bệnh nhân sống sót sau 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh, cho dù họ có được điều trị.
Tiến sĩ Park lưu ý rằng chỉ số đường huyết càng cao thì nguy cơ ung thư tuyến tụy càng tăng theo.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa bạn cần chủ quan khi đường huyết mới hơi tăng, vì như đã nói, nguy cơ ung thư tuyến tụy bắt đầu tăng từ mức "tiền tiểu đường".
Theo tiêu chuẩn từ hệ thống chăm sóc sức khỏe danh tiếng Mayo Clinic của Mỹ, đường huyết dưới 100 mg/dL (5.6 mmol/L) được coi là khỏe mạnh. Tiền tiểu đường là khi đường huyết nằm trong khoảng 100 and 125 mg/dL (5.6 to 6.9 mmol/L).
Nếu xét nghiệm 2 lần cho thấy đường huyết 26 mg/dL (7 mmol/L) trở lên, sẽ chẩn đoán xác định là bệnh tiểu đường.
Người bị bệnh tiểu đường cần được điều trị bằng thuốc, trong khi người tiền tiểu đường còn có thể cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý. Tiểu đường là một trong các căn bệnh không lây ngày càng phổ biến trên thế giới bởi sự lan tràn của chế độ ăn thiếu lành mạnh và thiếu vận động.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism.