Nhiều sử gia cho rằng Lend-Lease có vai trò rất lớn trong việc thay đổi cục thế chiến trường tại Liên Xô. Nhưng theo tác giả Robert Beckhusen, Liên Xô sẽ thắng dù cho không có Lend-Lease và cần phải đánh giá lại vai trò của khoản viện trợ này trong Thế Chiến II.
Khoảng 80% trong tổng số 5 triệu quân nhân Đức đã thiệt mạng trong Thế Chiến II tại Mặt trận phía Đông. Cuộc chiến khủng khiếp với Hồng quân đã làm hao tổn số lượng khổng lồ binh sĩ và tài nguyên cho tới khi Liên Xô hoàn toàn việc kết thúc cuộc chiến khi chiếm Berlin vào tháng 5.1945.
Trong khoảng thời gian đó [trước 1941], bởi cuộc thanh trừng của ông Joseph Stalin, Hồng quân đã có sự thay đổi từ gốc rễ trước khi quân đội của Hitler xâm lược nước Nga vào 22.6.1941, gây ra những thiệt hại khủng khiếp.
Nhưng trong quá trình cuộc chiến diễn ra, hai phe đã đảo ngược tình thế khi Hồng quân trui rèn học thuyết tác chiến chiều sâu, học thuyết gần giống những chiến thuật mà Đức đã dùng trước đó. Điều này khiến quân đội Đức bị xáo trộn bởi những thương vong cùng với thời gian trên chiến trường đã gây thiệt hại nặng nề cho họ.
Trong thời điểm chiến tranh, phe Đồng Minh phương Tây đã cung cấp nguồn tiếp tế khổng lồ cùng các hỗ trợ khác dưới chính sách Lend-Lease. Hoa Kỳ và Anh quốc đã cung cấp hơn 21 triệu tấn hàng viện trợ cho Liên Xô, bao gồm cả hàng nghìn xe tăng và máy bay.
Nhưng câu hỏi được đặt ra là sự viện trợ này ảnh hưởng đến cuộc chiến tới mức nào? Đây là câu hỏi quan trọng không chỉ với các nhà sử học mà còn bởi vì niềm tự hào quốc gia, khi Liên Xô giảm nhẹ vai trò của Lend-Lease đối với việc thay đổi chiều hướng của cuộc chiến
Có thể, với nhiều lý do giống nhau, các nhà sử học phương Tây đã cường điệu vai trò của khoản viện trợ đối với thành công của Liên Xô.
Sự thực diễn ra phức tạp hơn và có thể sẽ không đưa ra được một kết luận. Hầu như chắc chắn rằng, Liên Xô đã thắng khi mà người Đức không thể thắng ở Mặt trận phía Đông sau Trận chiến Stalingrad - trước khi phần lớn các khoản viện trợ đến được Liên Xô. Nhưng Lend-Lease cũng giúp rút ngắn thời gian cuộc chiến và cứu được nhiều tính mạng.
Xe thiết giáp
Phe Đồng Minh đã cung cấp 12.000 xe tăng cho Liên Xô. Hơn 5.000 xe tới từ Anh quốc và Canada, bao gồm tăng Valentine, Churchill và Matilda. Về phần mình, Hoa Kỳ cung cấp gần 1.400 xe tăng M3 Lee và hơn 4.000 tăng M4 Shermans.
Dù số lượng này là lớn nhưng con số vẫn chẳng thấm vào đâu khi so sánh với hàng chục nghìn xe tăng T-34 - chỗ dựa chủ yếu của Hồng quân, được sản xuất trong cuộc xung đột. Xe tăng T-34 ưu việt hơn với lớp giáp sắt cao cấp, dễ cơ động và hỏa lực mạnh.
Xe tăng Anh quốc đã cung cấp ở đầu cuộc chiến vào đúng năm 1941 và 1942, thời điểm quyết định của cuộc chiến. Nhưng xe tăng Liên Xô không phát triển trên cơ sở máy móc của Anh, đặc biệt là với các thế hệ đầu của tăng Valentine và Matilda có tháp xe nhỏ và hỏa lực yếu.
Xe tăng Matilda của Anh trên đường tới Nga.
Glantz viết: "Sherman có độ rộng bánh xích hẹp khiến nó không cơ động trên bùn bằng các loại xe của Đức và Liên Xô, đồng thời nó tiêu thụ rất nhiều nhiên liệu...
Thực tế, những nhà hoạch định quân nhu của quân đội Mỹ đã tiêu chuẩn hóa độ rộng bánh xích ở thời điểm bắt đầu cuộc chiến để đảm bảo những chiếc Sherman có thể nằm vừa trên các phương tiện vận tải biển và di chuyển được trên các thiết bị cầu phà của Mỹ, hai sự suy tính không có nghĩa lý gì với Liên Xô".
Chắc chắn, những chiếc T-34 không tốt hơn những loại khác nhưng đã áp đảo khi đối đầu trực tiếp trong trận chiến tăng-đấu-tăng với xe thiết giáp mới nhất của Đức mới rời các nhà máy của Đế chế Thứ 3.
Sử gia David Glantz, tác giả của sách Khi những người khổng lồ đụng độ: Cách mà Hồng quân chặn đứng Hitler, đã lưu ý rằng lính tăng Liên Xô thích xe tăng Mỹ hơn của Anh, nhưng vẫn thích xe tăng Liên Xô nhất.
Nhưng cũng rất châm biếm khi việc tiêu chuẩn hóa độ rộng bánh xích của Sherman [điều mà Liên Xô không thích] đã giúp Mỹ đưa những chiếc xe này đến Liên Xô đầu tiên.
Máy bay
Liên Xô và khối Đồng minh phương Tây có cách tiếp cận khác nhau về không lực trong Thế Chiến II. Tại phương Tây, sự tán thành việc ném bom chiến lược và đánh chặn chiếm ưu thế, và kết quả là những vũ khí trên không được trang bị tốt và đánh sâu vào lãnh thổ Đức.
Liên Xô có những ưu tiên khác, họ ưu thích những máy bay có thể đánh các mục tiêu trên chiến trường. Những chiếc máy bay bọc thép Ilyushin Il-2 tấn công mặt đất là hiện thân của quan niệm khác biệt đó. Liên Xô đã sản xuất hơn 36.000 chiếc máy bay này trong cuộc chiến, nhiều hơn bất cứ loại máy bay quân sự nào trong lịch sử.
Máy bay chiến đấu P-63 trong chương trình Lend-Lease. |
Với con số như vậy thì Liên Xô phải thất vọng với 4.700 chiếc P-39 Aircobra của Mỹ và 3.000 chiếc Hawker Hurricane của Anh theo chương trình Lend-Lease, dù chúng hoạt động hiệu quả.
Hữu ích hơn là hàng nghìn máy bay vận tải của phương Tây giúp đỡ cho công tác hậu cần của Hồng quân, và máy bay ném bom hạng nhẹ A-20 Havoc góp phần cho Liên Xô triển khai tấn công.
Những điều còn lại
Ý nghĩa quan trọng nhất của Lend-Lease cũng chưa rõ ràng. Hàng trăm nghìn xe tải [395.000] cho phép Hồng quân tự cơ giới hóa, đào sâu, lợi dụng những tiến bộ về lớp thép bảo vệ chọc thủng phòng tuyến của Đức, gây thiệt hại nhiều hơn cho phe Trục [Berlin, Tokyo, Roma] và đẩy nhanh bước tiến của cuộc chiến.
Đây là hệ thống tuần hoàn của học thuyết tác chiến chiều sâu và là chìa khóa cho chiến thắng của Liên Xô. Không có những xe tải này, hàng nghìn nếu không nói là hàng triệu lính Hồng quân sẽ thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào các vị trí của Đức, và người Đức sẽ có nhiều thời gian hơn để thoái lui và chuẩn bị.
Với những chiếc xe này, Liên Xô tiếp tục gây áp lực lên quân đội của phe Trục, giữ thế áp đảo bắt quân Đức phải thoái về Berlin.
Xe tăng Valentine của Anh quốc được chuyển tới Liên Xô.
Phe Đồng Minh cũng cung cấp một số lượng lớn nhiên liệu, quần áo, súng máy, đạn dược, kim loại, radio và các thiết bị công nghiệp - tất cả những điều này làm giảm nhẹ thiệt hại chiến tranh gây ra cho các cơ sở nông - công nghiệp của Liên Xô.
Nhân viên quân sự Anh đang sắp súng máy chuẩn bị chuyển sang Liên Xô. |
Glantz lưu ý: "Nếu không có Lend-Lease... Nền kinh tế Liên Xô sẽ phải chịu gánh nặng nhiều hơn bởi nỗ lực chiến tranh".
Những chi tiết về cuộc Thế Chiến II rất phức tạp và không chắc rằng khoản cho vay đã đảo ngược hoàn toàn cuộc chiến theo hướng có loại cho Liên Xô khi mà quân đội Đức tràn ngập nước Nga trong cuộc xâm lược năm 1941.
Những thiệt hại khủng khiếp đã được phơi bày trong cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô vào năm 1941-1942. Và cũng không chắc Đức có thể sẽ chiến thắng ngay cả khi chiếm được Moscow. Và đó là thời điểm [1941] mà chương trình Lend-Lease bắt đầu được thực hiện.
Nhưng Lend-Lease cũng đã hữu dụng theo nhiều cách. Theo Glantz: "Nếu phe Đồng Minh phương Tây không cung cấp các thiết bị và xâm lược tây bắc Châu Âu, Stalin và các sĩ quan của ông có thể phải mất thêm từ 12 đến 18 tháng để chấm dứt chế độ phát xít".
"Kết quả có lẽ sẽ vẫn vậy, trừ việc quân Liên Xô sẽ phải vượt qua vùng Đại Tây Dương của Pháp thay vì gặp phe Đồng Minh tại sông Elbe".