Ngày 6/5, tờ The National Interest xuất bản bài báo có tựa đề: "Tại sao Mỹ không đưa tàu sân bay đến để gây áp lực cho Venezuela /Why America Has No Aircraft Carrier's Standing By To Take on Venezuela." của tác giả David Axe.
Để có một góc nhìn đa chiều về cuộc khủng hoảng chính trị hiện hay ở Venezuela, chúng tôi trân trọng gửi tới quý độc giả bản lược dịch bài viết này.
Tàu sân bay Mỹ ở đâu mà không đến Venezuela?
Nỗ lực đảo chính "vụng về" nhằm vào Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro của ông Guaido vào ngày 30/4 đã kết thúc trong sự bối rối và thất bại.
Các cố vấn Nga, Cuba và đại bộ phận mạnh mẽ nhất của quân đội Venezuela (FANB) tiếp tục hỗ trợ ông Maduro trong bối cảnh kinh tế sụp đổ và các cuộc biểu tình lan rộng.
Các lực lượng vũ trang trung thành với chính phủ của ông Maduro ở Venezuela.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump năm 2018 đe dọa sẽ tiến hành hành động quân sự chống lại Maduro nhưng thông điệp này gần như không hiệu quả. Thay vào đó, Washington phải áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm gây áp lực buộc ông Maduro phải từ chức.
Nhưng ít nhất một nhà lập pháp (Thượng nghị sĩ Lindsey Graham) muốn leo thang sự tham gia của Washington vào thảm kịch ở Venezuela bằng câu hỏi đặt ra vào ngày 3/5:
"Cuba và Nga gửi người tới để ủng hộ ông Maduro ở Venezuela trong khi chúng ta chỉ nói suông hoặc trừng phạt. Vậy tàu sân bay của người Mỹ ở đâu?".\
Sự thật là Bộ chỉ huy miền Nam Hoa Kỳ (SOUTHCOM) không kiểm soát bất cứ tàu sân bay nào trong số 11 chiếc của Hải quân Hoa Kỳ.
Lực lượng Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe nhỏ và yếu nhất? Lấy gì để đánh Venezuela
Bất chấp sự phẫn nộ của ông Trump và ông Graham trong việc kêu gọi triển khai lực lượng hải quân lớn để gây áp lực cho vấn đề Venezuela.
Hôm 1/5 chỉ huy của SOUTHCOM, Đô đốc Craig Faller trả lời Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ rằng lực lượng của ông không hoạt động bằng áp lực quân sự, mà bằng sự tin tưởng.
"Chúng tôi làm việc hằng ngày để có được sự tin tưởng của các đối tác ở Mỹ Latinh và Caribe.
Phần lớn các quốc gia ở bán cầu này chia sẻ chung các giá trị dân chủ, bao gồm tôn trọng quyền con người, tuân thủ luật pháp và các lợi ích trong việc thúc đẩy dân chủ và có thể ngay lập tức chống lại các hệ tư tưởng cực đoan.
Những giá trị và lợi ích chung này là nền tảng của các mối quan hệ quân sự của chúng tôi.
Chúng tôi củng cố những giá trị và lợi ích chung này thông qua các nỗ lực xây dựng năng lực thể chế, chia sẻ thông tin tình báo, giáo dục, trao đổi nhân sự và huấn luyện.".
SOUTHCOM (trụ sở tại Florida) là bộ chỉ huy quân sự nhỏ nhất và trang bị vũ khí mỏng nhất trong số 10 bộ chỉ huy của Lầu năm góc. Lực lượng thường trực của SOUTHCOM chỉ bao gồm 1200 sỹ quan và dân sự (hợp đồng).
Ngoài ra, trung bình chỉ một vài nghìn lính Mỹ và một số tàu chiến đang được triển khai trong khu vực mà SOUTHCOM chịu trách nhiệm.
Để so sánh, Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (USINDOPACOM) của Hoa Kỳ trang bị hàng loạt tàu chiến, hàng trăm máy bay chiến đấu và hơn 100.000 sỹ quan binh lính.
Tháng 1/2019, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN-72) tập trung tại Florida để tổ chức cuộc tập trận COMPTUEX được cho là huấn luyện chuẩn bị cho chiến dịch quân sự tại Venezuela. Nhóm tác chiến này thuộc NORTHCOM chứ không phải SOUTHCOM.
"Quá khứ đen tối" có trở thành dây trói hoạt động quân sự của Mỹ ở Venezuela?
Năm 1973, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã ủng hộ Tướng Augusto Pinochet của Chile trong cuộc đảo chính quân sự chống lại Chính phủ xã hội chủ nghĩa Salvador Allende.
Quá trình cai trị tàn bạo trong 17 năm của Pinochet đã đánh dấu một điểm mốc thay đổi trong mối quan hệ của Hoa Kỳ với Nam Mỹ. Tờ The Economist giải thích năm 2018:
"Đó chỉ là một trong nhiều cuộc can thiệp khét tiếng của Hoa Kỳ ở Nam Mỹ.
Nó bắt đầu bằng Chiến tranh Mexico năm 1846, hàng loạt cuộc đảo chính trong Chiến tranh Lạnh và kết thúc là cuộc xâm lược Panama vào năm 1989 để lật đổ Manuel Noriega, một nhân vật tình báo cũ của Mỹ đã trở thành đồng minh với những kẻ buôn bán ma túy.".
Di sản này của người Mỹ đã có tác dụng lâu dài và gây phẫn nộ đối với người Nam Mỹ. Nó cũng đã biến thành chính sách lâu dài của Hoa Kỳ nhằm hạn chế can thiệp vào các vấn đề của các quốc gia Nam Mỹ.
Chính sách này chỉ thay đổi một chút kể từ khi áp dụng các biện pháp bảo vệ nhân quyền và dân chủ trong Hiến chương Dân chủ Liên Mỹ năm 2001.
"Quá khứ đen tối" này cũng giải thích tại sao khu vực Nam Mỹ báo động khi Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2017 tuyên bố có thể có hành động quân sự nhằm lật đổ chính quyền của ông Maduro ở Venezuela.
Mặc dù các chính phủ Nam Mỹ từ chối công nhận cái gọi là "cuộc bầu cử gian lận" khiến ông Maduro tái đắc cử vào tháng 5/2018, nhưng họ cho rằng các mối đe dọa quân sự của người Mỹ sẽ đem lại phản ứng trái chiều và củng cố vị thế của ông Maduro.
Nam Mỹ vẫn tin tưởng vào áp lực ngoại giao và sự phản đối của người dân Venezuela là đủ để khôi phục cái mà họ gọi là "dân chủ'.
Thực tế là Hải quân Mỹ được cho là đã bị kéo dãn quá mức trên toàn cầu và đặc biệt là các tàu sân bay của họ đang bận rộn trong cái gọi là "Hoạt động răn đe Nga và Trung Quốc".
Và các sĩ quan SOUTHCOM có lẽ đang cảm thấy vui mừng vì họ không có bất kỳ tàu sân bay nào trong tay.
Việc triển khai một chiếc tới Venezuela có thể đạt được trong sự cố gắng, nhưng không ích lợi gì đối với những người dân đói khát, tuyệt vọng ở Venezuela nói riêng và những người Nam Mỹ nói chung không có thiện cảm với quá khứ can thiệp của Mỹ.
Đó được coi là một di sản mà sẽ tiếp tục là gánh nặng, gây nên sự miễn cưỡng hoặc đối phó của Lầu Năm Góc khi nhận được các yêu cầu ngày càng gia tăng của ông Trump để đưa các tàu chiến lớn qua vùng biển Nam Mỹ.
"Quá khứ đen tối" của Hoa Kỳ ở Mỹ Latinh và Caribe đã và sẽ có ảnh hưởng lâu dài hơn nhiều nếu so với nhiệm kỳ của các ông Trump và Graham, giới tướng lĩnh Hoa Kỳ rất rõ điều đó.
David Axe là một Biên tập viên Quân sự tại tờ National Interest đồng thời là tác giả của một số bài báo được đăng trên các tờ báoWar Fix, War Is Boring và Machete Squad.
Với quân số nhỏ, trang bị nhẹ nên SOUTHCOM chỉ hoạt động như một nhóm chia sẻ và hợp tác quân sự - cứu nạn với các quốc gia Nam Mỹ. Bộ chỉ huy này không đủ khả năng để triển khai áp lực quân sự cho Venezuela (Nguồn Lầu Năm Góc).