Quân đội Mỹ đã từ lâu sử dụng sự trợ giúp của động vật trong chiến tranh. Khả năng siêu âm tinh vi của cá heo đã giúp hải quân Mỹ phát hiện ra bom dưới nước trong suốt cuộc chiến tranh Iraq. Chim bồ câu đóng vai trò quan trọng trong việc đưa thư tín bí mật trong các cuộc thế chiến và đã từng được tặng thưởng huân chương về lòng dũng cảm.
Tuy nhiên, có một loài động vật mà quân đội Mỹ đã không mấy thành công trong việc bắt chúng "đi lính", đó là những chú dơi.
Dơi đã từng thất bại trong việc gắn bom vào người và tiêu diệt kẻ thù lúc đang ngủ
Nhớ lại vụ ném bom Trân Châu Cảng năm 1941, hàng trăm chú dơi giống Mexico đã được tuyển mộ như là một phần của kế hoạch thổi bay các thành phố Nhật Bản bằng cách gài những quả bom nhỏ xíu vào trong người chúng và thả chúng vào những chiếc máy bay.
Đó là ý tưởng dùng những chú dơi mang bom đậu trên các tòa nhà và làm bom nổ, giết kẻ thù khi chúng đang ngủ. Tuy nhiên, điều này đã thất bại.
Không nản chí, các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện một cuộc thử nghiệm mang tên "Dự án X-quang" bằng cách dùng dơi thật và những quả bom thu nhỏ vào tháng 6/1943. Tuy nhiên, mọi việc cũng không diễn ra như kế hoạch. Một báo cáo về cuộc thí nghiệm này chỉ rõ, bằng cách lẩn tránh nào đó, một đám cháy phá hủy phần lớn các vật liệu thử nghiệm.
Báo cáo này không đề cập đến các doanh trại, tháp điều khiển và một số tòa nhà khác tại trạm phụ trợ tại Carlsbad, New Mexio, đã bị bùng cháy bởi những chú dơi gắn bom chạy trốn.
Sự cần thiết bảo vệ bí mật quân sự đã khiến cho các lính cứu hỏa dân sự không vào được hiện trường và đám cháy lan từ tòa nhà này sang tòa nhà khác, rồi lan ra khắp căn cứ quân sự. Hậu quả nhục nhã là, một vài chiếc tên lửa đã phát nổ. Dự án X- quang về sau bị hủy bỏ.
Dơi có hệ miễn dịch siêu phàm
Ngày nay, quân đội Mỹ lại quan tâm tới những chú dơi, nhưng không phải là những chiến sỹ tiền tuyến mà như là những "hậu vệ" chống lại mối đe dọa phá hoại: bom sinh học của Nga.
Những chú dơi ăn hoa quả có một khả năng siêu nhiên, chúng có thể mang một số loại virus chết người nguy hiểm nhất hành tinh mà không hề bị bệnh. Người ta đã thử nghiệm bằng cách tiêm loại virus Marburg, họ hàng với loại virus nguy hiểm Ebola, vào dơi mà chúng không bị làm sao.
Nếu làm điều này tương tự với người, chỉ trong vòng một tuần, bệnh nhân sẽ xuất huyết tới chết.
Khả năng siêu miễn dịch của dơi đã từ lâu hấp dẫn các nhà nghiên cứu virus. Một nghiên cứu mới đã được thực hiện hé lộ làm thế nào mà loài sinh vật bay này có thể có được những kỹ năng siêu phàm như vậy.
Liên minh các nhà khoa học đến từ trường đại học Boston và Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của quân đội Mỹ đã thực hiện nghiên cứu này và giải mã được những bí ẩn trên. Công trình nghiên cứu của họ đã được đăng trên tạp chí Tế bào.
Giáo sư Thomas Kepler, Đại học Boston cho biết: " Điều chúng tôi cố gắng thực hiện là nghiên cứu hệ miễn dịch của dơi, nhưng hóa ra không hề dễ dàng chút nào. Chúng ta đã mất hàng chục năm để tạo ra những chất phản ứng cần thiết trên các cơ thể đối kháng của chuột hoặc người. Với dơi, chúng tôi phải bắt đầu từ con số 0".
Vì thế, nhóm của GS Kepler đã nhanh chóng bắt đầu với công việc kiểm tra toàn bộ gien của loài dơi ăn hoa quả của Ai Cập. Sở dĩ họ chọn loài dơi này vì chúng sống tại ổ dịch của loại virus chết người Marburg. Họ đã mất hai năm chỉ để tạo ra một loại gien.
Khi công việc đã hoàn tất, họ so sánh chúng với gien của các loài động vật có vú để tìm sự đồng nhất, đặc biệt là sự gia tăng kích thước để kiểm soát việc sản xuất protein phòng thủ liên quan đến khả năng miễn dịch. Họ tìm thấy những gien giao thoa đáng kể.
Điều này khá hấp dẫn và vô cùng quan trọng đối với các nhà khoa học. Cuối cùng, họ đã phát hiện ra rằng, trong gien của dơi có một loại tế bào đặc biệt gọi là "kẻ hủy diệt tự nhiên" . Khi gặp các loài virus lạ, bộ cảm nhận của gien sẽ kích hoạt và làm cho tế bào này có thể hủy diệt mọi kẻ ngoại xâm. Đó là lý do vì sao dơi lại miễn nhiễm trước các virus chết người.
Mỹ nghiên cứu đưa dơi vào đội quân chống bom sinh học của Nga
Ngay từ những năm 1980, Liên bang Xô Viết đã quan tâm tới virus Marburg và nỗ lực tạo ra những loài sinh vật chết người để thí nghiệm. Nhà khoa học Nga Nikolai Ustinov của Viện nghiên cứu Vector , nhà khoa học chính trong công trình nghiên cứu về loại virus này đã chết sau khi tiêm nó vào ngón tay cái của mình, loại virus dự định tiêm cho lợn.
Cái chết của ông là một tổn thất lớn, nhưng nó lại giúp Liên Xô chứng minh được sức mạnh khủng khiếp của loài virus này.
Theo Ken Alibek, người trong cuộc, sau này viết sách về công trình nghiên cứu này, Liên Xô đã đặt tên cho chủng virus này là " biến thể U" (lấy tên nhà khoa học Ustinov đã hy sinh vì khoa học) và đăng ký phê duyệt để được sử dụng bởi Bộ Quốc phòng Liên Xô vào đầu những năm 1990.
Virus Marburg được Trung tâm Quản lý và ngăn ngừa bệnh dịch Mỹ phân loại là độc tố khủng bố sinh học Loại A.
Nghiên cứu của nhóm giáo sư Kepler được hỗ trợ bởi Cơ quan Giảm thiểu mức độ đe dọa, trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹp nhằm nghiên cứu biện pháp chống lại các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Nếu loại virus này đã từng được triển khai làm vũ khí sinh học chiến tranh, loài dơi có hệ miễn dịch khủng này có thể sẽ là câu trả lời cho việc ngăn ngừa việc vũ khí sinh học lây lan. Tuy nhiên, nó có thể mới chỉ là một nghiên cứu trong con mắt của quân đội Mỹ, chứ chưa biến những chú dơi thành người anh hùng bất đắc dĩ.