Làm thế nào để sỏi thận không tái phát?

BS. Vũ Ngọc Anh |

Tôi bị bệnh sỏi tiết niệu đã 2 lần bị cơn đau quặn thận (lần gần đây nhất cách 1 năm đã điều trị bằng tán sỏi).

Tôi bị bệnh sỏi tiết niệu đã 2 lần bị cơn đau quặn thận (lần gần đây nhất cách 1 năm đã điều trị bằng tán sỏi). Vừa qua, đi khám, kết quả ghi sỏi thận phải kích thước 5mm. Xin hỏi bệnh của tôi có nguy hiểm không? Làm thế nào để sỏi không tái phát?

Thanhlam1289@ gmai.com

Để dễ dàng hình dung, bạn coi bể thận như một thùng chứa nước đặt bên trên và niệu quản là cái ống dẫn nước xuống. Sỏi thận nếu không có biến chứng (đi tiểu ra máu, sỏi tụt xuống niệu quản, gây cơn đau…) thì không cần điều trị hay nói cách khác vẫn sống hòa bình. Nếu sỏi nhỏ dưới 4mm thì chỉ cần uống nước đều đặn mỗi ngày và trong bữa ăn nên có thêm chút chất chua làm cho nước tiểu bớt chất kiềm.

Nếu viên sỏi nhỏ, nó có thể đi xuống bàng quang và được nước tiểu tống ra ngoài khi ta đi tiểu. Nếu sỏi của bạn khá to và sần sùi, nó sẽ mắc kẹt trong niệu quản gây tắc nước tiểu từ thận xuống làm cho bể thận bị giãn ra.

Nếu để muộn sẽ gây giãn đài thận. Để muộn hơn nữa thì cả quả thận sẽ bị giãn, nhu mô thận bị hủy hoại, trở thành một túi nước (thận ứ nước) vừa vô dụng vừa nguy hiểm vì dễ bị nhiễm khuẩn thành một túi mủ (mủ thận). Trường hợp của bạn cần khám và điều trị ở bệnh viện có chuyên khoa thận tiết niệu.

Đừng thấy không đau mà chủ quan bạn nhé! Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị, tùy vị trí kích thước của sỏi mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Dù có phải mổ lấy sỏi hay không, những người có sỏi thận cần chú ý để sỏi không to nhanh cũng như hạn chế tái phát thì hãy thường xuyên uống nhiều nước (2 - 3 lít/ngày) dùng một chút chất chua nước chanh, cam, hoa quả chua để giúp cho nước tiểu bớt kiềm sẽ hạn chế hiện tượng sỏi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại