Nhiễm COVID-19 – “đòn chí mạng” của người bệnh tiểu đường có biến chứng
Theo thống kê của WHO, nguy cơ tử vong đối với người tiểu đường khi mắc COVID-19 là 7,3%, cao thứ 2 chỉ sau bệnh tim mạch (10,5%). Các con số cũng chỉ ra phần lớn các ca tử vong nằm ở nhóm người tiểu đường lâu năm và đã mắc biến chứng trên tim mạch, suy thận,...
Bản thân người bệnh tiểu đường bị biến chứng vốn đã có sức khỏe kém do cơ thể phải cùng lúc chống đỡ với nhiều bệnh khác nhau. Mắc thêm COVID-19 là một “đòn chí mạng” bởi hệ miễn dịch yếu sẽ khiến cho virus phát tán nhanh, gây ra tình trạng bội nhiễm.
Cùng với đó, COVID-19 gây viêm phổi dẫn tới không cung cấp đủ oxy cần thiết cho các cơ quan đang bị biến chứng tiểu đường như tim, thận, bàn chân, hệ thần kinh... Cả hai điều này khiến biến chứng tiểu đường nặng lên, chữa trị phức tạp hơn và người bệnh sẽ khó qua khỏi.
Theo lời khuyên từ chuyên gia, kiểm soát tốt sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc và bội nhiễm do COVID-19.
Khống chế các biến chứng ngay từ đầu, cơ thể sẽ dồn toàn bộ sức lực để chiến đấu với virus mà không phải phân tán cho việc chữa trị các bệnh khác. Như vậy, trong trường hợp nhiễm COVID-19, cơ hội khỏi bệnh của bạn sẽ cao hơn.
5 điều cần biết để giúp kiểm soát biến chứng tiểu đường tại nhà
Tổ chức Y tế khuyến cáo những người trên 60 tuổi hoặc những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch nên hạn chế ra khỏi nhà, hạn chế tiếp xúc với cộng đồng trong mùa dịch COVID-19.
Vì nguy cơ mắc bệnh cao và khi nhiễm SARS-CoV-2 bệnh sẽ nặng hơn, mất nhiều thời gian để phục hồi hơn và nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều lần so với người không có bệnh lý nền.
Vậy nên, ngay từ bây giờ bạn cần nắm chắc và thực hiện tốt những hướng dẫn dưới đây để kiểm soát tốt đường huyết, kiểm soát tốt biến chứng và các bệnh cơ hội mắc kèm. Chỉ có như vậy cơ thể mới khỏe mạnh, hệ miễn dịch mới đủ mạnh mẽ để chống đỡ được dịch bệnh COVID-19
Thứ nhất, kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu, huyết áp
Kiểm soát đường huyết, huyết áp và mỡ máu trong ngưỡng an toàn là cách tốt nhất để giảm biến chứng tim mạch, suy thận do bệnh tiểu đường . Hãy duy trì sử dụng thuốc giảm đường máu, thuốc hạ cholesterol và thuốc giảm huyết áp theo đơn bác sĩ.
Tốt nhất, bạn nên mua máy đo đường huyết và huyết áp tại nhà để theo dõi các chỉ số này mà không phải đến cơ sở y tế. Nên đo đường huyết và huyết áp tối thiểu 1 lần/ngày và ghi chép lại trong một cuốn sổ. Nếu thấy chỉ số cao hơn bình thường, hãy liên lạc với bác sĩ để được hướng dẫn điều chỉnh thuốc từ xa.
Ảnh minh hoạ
Thứ 2, tăng cường sức khỏe thể chất và hệ miễn dịch nhờ lối sống khoa học
Lối sống khoa học không chỉ giúp bạn giữ được sức khỏe thể chất, tinh thần mà còn giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch. Điều này rất quan trọng vì đường huyết cao không chỉ làm cơ thể mọi mệt mà còn làm ức chế hệ miễn dịch, làm giảm khả năng chống đỡ của cơ thể khi bị virus, vi khuẩn tấn công.
Bạn nên bắt đầu bằng việc ăn uống, ngủ nghỉ điều độ và duy trì việc tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các bài tập trong nhà như chạy tại chỗ nâng cao khớp gối hoặc tập Yoga, tập thiền, tập hít thở bằng cơ bụng.
Chế độ ăn trong những ngày này nên bổ sung thêm nhiều rau củ quả, trái cây tươi (ít ngọt), các loại quả hạch (lạc, hạt điều, hạnh nhân), trái cây có múi (cam, bưởi) để tăng cường vitamin, chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu căng thẳng.
Ăn đúng cách (ăn đĩa rau nhỏ trước khi ăn đến cơm và thức ăn); Ăn đúng giờ cũng là cách giúp ổn định đường huyết sau ăn hiệu quả, từ đó giảm biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh...
Thứ 3, chăm sóc bàn chân đúng cách để ngừa biến chứng
Mỗi ngày, hãy dành 10 phút buổi sáng và 10 phút trước khi đi ngủ để kiểm tra bàn chân, phát hiện vết thương, vết loét, nhiễm trùng. Bệnh tiểu đường gây mất cảm giác, nên bạn buộc phải kiểm tra bằng mắt thường. Đây là 20 phút “quyết định” bạn có bị biến chứng phải cắt cụt chân hay không.
Lưu ý dù ở trong nhà cũng phải luôn luôn đi dép để tránh dẫm phải vật sắc nhọn. Bên cạnh đó, cần vệ sinh chân sạch sẽ, thấm khô bằng khăn để tránh nấm ngứa. Nếu bị tê bì, châm chích, nóng rát ở chân, bạn hãy massage để tăng cường lưu thông máu. Không ngâm/chườm chân nước nóng vì có thể gây bỏng.
Thứ 4, giảm căng thẳng để tránh biến chứng nặng lên
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chắc hẳn bạn không tránh khỏi lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, lo lắng quá mức chỉ khiến cho đường huyết, mỡ máu, huyết áp tăng cao và kéo biến chứng tiểu đường thêm nặng.
Hãy trò chuyện cùng người thân nhiều hơn, nghe nhạc, hát karaoke, đọc báo và xem các chương trình tivi để giải tỏa căng thẳng, lo âu.
Thứ 5, kiểm soát biến chứng với sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt
Bên cạnh các phương pháp hạ đường huyết, bạn có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ để làm tăng hiệu quả, đặc biệt trong kiểm soát biến chứng tiểu đường.
Nên lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần chống oxy hóa, giúp bảo vệ sự toàn vẹn của mạch máu như nhàu, câu kỷ tử, alpha lipoic acid sẽ giúp giảm thiểu tổn thương các cơ quan đích như tim, mắt, thận, hệ thần kinh và bàn chân khỏi biến chứng tiểu đường.
Gợi ý lịch sinh hoạt 1 ngày cho người tiểu đường khi cách ly tại nhà
Trong thời gian cách ly, nhịp sinh hoạt của bạn rất dễ bị đảo lộn vì ở cùng với con, cháu. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lại, hãy tham khảo thời gian biểu sau đây: