Cụ thể, có 112 quả tên lửa đất đối không đã được phòng không Syria bắn đi với xác suất trúng đích, diệt mục tiêu đáng kinh ngạc:
- Các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 bắn tổng cộng 25 quả đạn, trúng 23 quả, đạt hiệu suất diệt mục tiêu tới 92%.
- Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2 bắn tổng cộng 29 quả đạn, trúng 24 quả, đạt hiệu suất diệt mục tiêu tới 83%.
- Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Osa bắn tổng cộng 11 quả đạn, trúng 5 quả, đạt hiệu suất diệt mục tiêu 45%.
- Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora bắn tổng cộng 13 quả đạn, trúng 5 quả, đạt hiệu suất diệt mục tiêu 38%.
- Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Strela-10 bắn tổng cộng 5 quả đạn, trúng 3 quả, đạt hiệu suất diệt mục tiêu 60%.
- Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Kvadrat bắn tổng cộng 21 quả đạn, trúng 11 quả, đạt hiệu suất diệt mục tiêu 52%.
- Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-200 bắn tổng cộng 8 quả đạn, không trúng quả nào, hiệu suất chiến đấu bằng 0%.
Phòng không Syria đánh trả quyết trong trận đối đấu với liên quân Mỹ-Anh-Pháp rạng sáng 14/04/2018.
Như vậy có thể thấy, các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại như Buk-M2 và tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 có hiệu suất diệt mục tiêu cao nhất, lần lượt là 83 và 92%.
Số tên lửa tập kích vào từng mục tiêu (cột trái) và số bị bắn hạ (cột phải). Nguồn Bộ Quốc phòng Nga.
Số đạn tên lửa phòng không Syria đã bắn theo từng chủng loại (cột trái) và số đạn trúng mục tiêu (cột phải). Nguồn Bộ Quốc phòng Nga.
Trong khi đó, những tổ hợp phóng không đời cũ như S-200 và S-125 có hiệu suất diệt mục tiêu khá thấp. Thậm chí S-200 còn không bắn trúng 1 quả nào.
Tuy nhiên, những tổ hợp phòng không tầm thấp như Osa hay Strela-10 dù khá cũ nhưng lại có hiệu suất diệt mục tiêu không tệ, lần lượt là 45 và 60%.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Kvadrat (SA-6 Kub) mệnh danh là "3 ngón tay thần chết" cũng phát huy tốt uy lực của mình khi đạt hiệu suất diệt mục tiêu 52%.