Kiến châu Mỹ giăng bẫy như dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ để săn mồi

Hoa Hướng Dương |

Các nhà nghiên cứu ví chiếc bẫy mà loài kiến này xây nên như một dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ.

Đi vào sâu trong khu rừng rậm rạp ở Costa Rica, leo lên những ngọn cây cao nhất, một chiếc bẫy vô cùng khủng khiếp được tạo ra bởi những con kiến nhằm bắt giữ các con mồi nhỏ để ăn thịt sẽ khiến bạn phải nổi da gà.

Những chiếc bẫy như dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ!

Kiến châu Mỹ giăng bẫy như dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ để săn mồi - Ảnh 1.

Vị trí vườn quốc gia Piedra Blancas của Costa Rica. Ảnh: Dailymail

Những chiếc bẫy này được tạo ra ở vườn quốc gia Piedra Blancas của Costa Rica, thường được xây dựng ở trên các cây cao chót vót, với hình dạng vô cùng cổ quái, kỳ lạ như dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ vậy.

Kiến châu Mỹ giăng bẫy như dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ để săn mồi - Ảnh 2.

Chiếc bẫy kiến được so sánh với dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ. Ảnh: Dreamstime

Xem video:

Loài kiến đặt bẫy và tra tấn con mồi. Nguồn: New Scientist

Không chỉ giống vẻ bề ngoài, những chiếc bẫy còn là những công cụ tra tấn con mồi thật sự, với thiết kế cho phép loài kiến bé nhỏ có thể bắt được những con mồi to lớn và xé nạn nhân ra thành từng mảnh nhỏ.

Các nhà khoa học tỏ ra vô cùng kinh ngạc vì chiếc bẫy này được xây dựng một cách thông minh cho phép các con kiến thợ có thể giết một con mồi nặng hơn chúng gần 50 lần.

Để dễ hình dung, nếu con kiến thợ có kích thước của 1 người đàn ông Việt Nam trường thành (khối lượng trung bình 58 kg) thì nạn nhân mà nó có thể giết sẽ là một con voi rừng châu Phi (khối lượng trung bình 2,7 tấn).

Kiến châu Mỹ giăng bẫy như dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ để săn mồi - Ảnh 4.

Một chiếc bẫy mai phục của loài kiến Azteca brevis. Ảnh: Markus Schmidt

Kiến châu Mỹ giăng bẫy như dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ để săn mồi - Ảnh 5.

Những con mồi mắc bẫy và bị ăn thịt. Ảnh: Markus Schmidt

Kiến châu Mỹ giăng bẫy như dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ để săn mồi - Ảnh 6.

Loài kiến Azteca brevis. Ảnh: Will Ericson

Chúng sẽ nằm chờ phục kích bên trong hệ thống mạng lưới đường hầm trông như các lỗ trên chiếc bánh phô mai Thụy Sĩ và được đào trong thân cây, chờ đợi cho những con mồi xấu số đi qua và đồng loạt xông lên tấn công kẻ qua đường không may mắn.

Mặc dù các loài kiến nổi tiếng về khả năng có thể mang vác vật nặng, tiêu diệt những con mồi lớn nhưng hành vi mai phục, đặt bẫy và "tra tấn" con mồi lại là hành vi lần đầu tiên được ghi nhận ở loài kiến có tên Azteca brevis này.

Tiến sĩ Markus Schmidt đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết ông đã nghiên cứu ở khu rừng quốc gia Piedras Blancas từ năm 1999 cùng với cộng sự của mình là Alain Dejean thuộc Đại học Toulouse (Pháp).

Kiến châu Mỹ giăng bẫy như dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ để săn mồi - Ảnh 8.

Một con mồi đi qua chiếc bẫy đáng sợ. Ảnh: Markus Schmidt

Kiến châu Mỹ giăng bẫy như dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ để săn mồi - Ảnh 9.

Những con kiến nằm chờ đợi bên trong các lỗ được đào sâu bên trong thân cây. Ảnh: Markus Schmidt

Kiến châu Mỹ giăng bẫy như dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ để săn mồi - Ảnh 10.

Những loài kiến khác cũng là nạn nhân của chiếc bẫy này. Ảnh: Markus Schmidt

Tiên sĩ Schmidt nói với New Scientist: "Bằng cách tập hợp trên các cây, kiến Atta sẽ chui vào trong những chiếc hố đến khi chân và râu của chúng vừa khít các lỗ này và chờ đợi kẻ không mời đi qua".

Bằng cách này, những con kiến chỉ dài có vài milimet có thể săn các con mồi "khủng" hơn chúng rất nhiều, ông gọi cấu trúc này là "carton nest" (tạm dịch là tổ các tông). Kẻ xấu số sau khi bị bắt giữ sẽ bị xé ra thành từng mảnh nhỏ như thể bị tra tấn.

Hành vi này sau đó còn được Tiến sĩ Dejean quan sát thấy ở loài kiến khác có tên Allomerus decemarticulatus ở Guiana, Pháp.

Kết quả nghiên cứu được công bố đầy đủ trên tạp chí Biological Journal của Hiệp hội Linnean.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Dailymail, Newscientist, Expressdigest

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại