Không quân Mỹ khẩn cấp mua sắm vũ khí tầm xa để đối phó Trung Quốc

Thu Thủy |

Tạp chí Mỹ ngày 2/6 đưa tin Không quân Mỹ trong năm tài chính 2022 sẽ giảm đáng kể việc mua sắm các loại vũ khí tấn công tầm ngắn như bom tấn công trực tiếp (JDAM), thay vào đó sẽ thêm mua vũ khí tấn công từ xa.

Mỹ gia tăng mua thêm các loại vũ khí tấn công từ xa để đối phó Trung Quốc (Ảnh: Chinatimes).

Mỹ gia tăng mua thêm các loại vũ khí tấn công từ xa để đối phó Trung Quốc (Ảnh: Chinatimes).

Theo trang tin Chinatimes ngày 4/6 dân nguồn tạp chí Mỹ Air Force Magazine, các loại vũ khí được lựa chọn thay thế sẽ là "vũ khí đáp trả phóng nhanh trên không" (ARRW) như tên lửa AGM-183A, “Tên lửa không đối đất tăng tầm" (JASSM-ER) AGM-158B...

Các học giả của cơ quan tư vấn đã đồng ý với quyết định này, cho rằng kho vũ khí tầm xa không quân hiện có cơ bản không đủ để chống lại Trung Quốc đại lục.

Yêu cầu của Không quân đối với bom tấn công trực tiếp (JDAM) của Không quân đã giảm 88%, từ 16.800 quả được phê duyệt cho năm tài chính 2021 xuống còn 1.919 quả vào năm 2022.

Mức mua cao nhất của loại bom JDAM là 30.872 quả vào năm 2019, có nghĩa là sản lượng JDAM cho Không quân sẽ giảm nhiều hơn 93% trong ba năm.

 Không quân Mỹ khẩn cấp mua sắm vũ khí tầm xa để đối phó Trung Quốc  - Ảnh 1.

Mỗi quả tên lửa siêu thanh ARRW loại AGM-183 có giá thành tới 14,3 triệu USD (Ảnh: Air Force).

Tương tự, lượng mua Tên lửa không đối đất tăng tầm JASSM-ER đã tăng từ 400 lên 525 quả. Không quân Mỹ cũng yêu cầu thêm kinh phí để tăng năng lực dây chuyền sản xuất loại vũ khí này.

Không quân Mỹ cũng sẽ đầu tư 141 triệu USD vào chương trình vũ khí siêu thanh ARRW để sản xuất 12 mẫu tên lửa và cho biết giá thành mỗi quả của lô ARRW đầu tiên có khả năng tác chiến ước tính khoảng 13,4 triệu USD/ quả.

Hầu hết các loại bom, đạn tiêu chuẩn của Không quân Mỹ (USAF) được yêu cầu với tỷ lệ nhỏ hơn nhiều trong ngân sách năm tài chính 2022.

Số lượng tên lửa Hellfire mua sẽ giảm 74%; bom đường kính nhỏ (SDB) GBU-39 sẽ giảm gần 60% từ 2.462 quả xuống 998; tên lửa AGM -114 Hellfire giảm từ 4.517 quả xuống 1.176; tên lửa không đối không Sidewinder và AMRAAM sẽ giảm lần lượt 27% và 37% so với số lượng mua năm 2021; riêng bom đường kính nhỏ (SDB II) GBU-53/B/II mới được phê duyệt sản xuất năm 2020 có tăng nhẹ, từ 743 lên 985 quả.

Ngoài ra, Không quân Mỹ cũng đã tăng cường thêm kinh phí cho nghiên cứu và phát triển. Kinh phí nghiên cứu cơ bản cho đạn dược truyền thống đã tăng từ 127 triệu USD lên 152 triệu USD; kinh phí nghiên cứu ứng dụng đã tăng từ 1,34 triệu USD lên 157 triệu USD.

Ông Mark Gunzinger, cựu phi công máy bay ném bom tại Mitchell Institute of Aerospace Studies (Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell), đã chỉ ra rằng nếu xảy ra xung đột quy mô lớn với Trung Quốc, kho vũ khí tầm xa hiện có của Không quân Mỹ sẽ cạn kiệt chỉ trong vòng vài ngày và khó có thể gia tăng năng lực sản xuất trong thời gian ngắn.

Ông cũng nhấn mạnh rằng vũ khí siêu thanh là rất quan trọng, nhưng Không quân cần đặc biệt chú ý đến kích thước và giá thành, tránh việc các máy bay chiến đấu khó mang theo hoặc không thể mua với số lượng lớn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại