Giới chức không quân Mỹ cho biết, dù máy bay thế hệ thứ 5 F-22 Raptor có khả năng kết nối với nhiều mạng chiến đấu khác nhau, nhưng vẫn chưa có khả năng kết nối với máy bay tiêm kích giành ưu thế trên không F-15 Eagle vì những khác biệt về nền tàng công nghệ và thiếu thiết bị đầu cuối tương ứng.
Việc kết nối thành công giữa máy bay F-22 và F-15 có vai trò rất quan trọng khi Không quân Mỹ dự kiến tiếp tục duy trì hoạt động của hai dòng máy bay tiêm kích trên trong vài thập niên tới.
Theo khuôn khổ chương trình Talon HATE, máy bay F-15 được trang bị hệ thống đầu nối (pod) đặc biệt giúp máy bay có thể trao đổi thông tin với nhiều mạng trao đổi thông tin quân sự khác nhau, trong đó có máy bay F-22.
Hệ thống đầu nối Talon HATE lắp đặt trên máy bay F-15C Eagle.
Hệ thống đầu nối Talon HATE.
Phương thức kết nối của hệ thống đầu nối Talon HATE.
Đầu nối mới sẽ đảm bảo khả năng kết nối của máy bay F-15 dựa trên 3 nền tảng trao đổi dữ liệu quan trọng là Link 16, Common Data Link và kênh liên kết vệ tinh SATCOM với băng thông tương ứng là 115,2 kilobits / giây, 274 Mbit / giây và 2.4 Gbit / giây.
Được phát triển bởi công ty bảo mật Phantom Works, Talon HATE được xem là một giải pháp hiệu quả dành cho Không quân Mỹ hiện tại nhằm giải quyết vấn đề chia sẻ dữ liệu giữa các phi đội máy bay chiến đấu của nước này.
Talon HATE được thử nghiệm trên nhiều dòng máy bay khác nhau của Không quân Mỹ E-11A, EQ-4, và WB-57 hoạt động như một hệ thống chia sẻ và chuyển tiếp dữ liệu giữa các máy bay với nhau.
Đối với máy bay F-22, một trong những nhược điểm của dòng máy bay này là không thể chia sẻ hay tiếp nhận bất cứ dữ liệu nào từ một chiến đấu cơ khác cũng của Không quân Mỹ. F-22 sử dụng một chuẩn liên kết dữ liệu riêng nhằm hạn chế nguy cơ bị phát hiện khi tác chiến và hệ thống này chỉ có thể hoạt động giữa những chiếc F-22 với nhau.
F-22 có thể kết nối với máy bay khác bằng đường truyền Link 16, nhưng phương thức này sẽ làm lộ vị trí của máy bay. Hệ thống đầu nối Talon HATE chính là phương án giải quyết vấn đề này.