Tình trạng nước rửa rau quả bày bán nhiều trên thị trường
Mùa hè là mùa đa dạng rau xanh và hoa quả nhất trong năm, nhưng cũng là mùa của nhiều loại vi khuẩn sâu bệnh sinh sôi nảy nở, chính vì vậy mà rau quả được phun thuốc trừ sâu nhiều hơn vào thời điểm này.
Từ việc phun thuốc sâu trong quá trình trồng trọt, đến ngâm tẩm chất bảo quản trong quá trình vận chuyển, tới việc dùng phẩm màu và sáp bóng để rau quả trông đẹp mắt hơn đều khiến rau quả chịu nhiều tầng ô nhiễm.
Chính vì vậy, làm thế nào để loại bỏ thuốc sâu tồn dư trên thực phẩm là vấn đề luôn được các bà nội trợ quan tâm.
Hiện nay, có nhiều loại nước rửa rau quả được quảng cáo là thuần thiên nhiên và bạn dễ dàng gặp ở bất kỳ siêu thị nào.
Trong nhiều sản phẩm nước rửa rau quả bày bán trên thị trường, không ít loại được giới thiệu là "muối tự nhiên", "chất hoạt động bề mặt"… có thể loại bỏ lượng tàn dư thuốc trừ sâu, vi khuẩn, chất làm bóng, phẩm màu … trên bề mặt rau quả và tự xưng là "có thể uống".
Nhưng nước rửa rau quả có thực sự loại bỏ được lượng thuốc trừ sâu trên rau quả một cách an toàn không? Điều này khiến các bà nội trợ trở nên bối rối khi đưa ra lựa chọn.
Dùng nước rửa rau quả chưa hẳn đã bằng nước máy sạch tự nhiên
Vậy làm sao để biết tác dụng làm sạch của nước rửa rau quả đến đâu? Một nhóm nghiên cứu của Trường Đại học California đã tiến hành phân tích 5 loại hoa quả thường dùng.
Kết quả cho thấy, nước rửa rau quả có thể loại bỏ một phần lượng tàn dư thuốc trừ sâu trên rau quả nhưng không thể lại bỏ 100%, thậm chí hiệu quả còn không bằng nước sạch thông thường.
Trong thí nghiệm cho thấy kết quả loại bỏ thành phần chính trong các loại thuốc trừ sâu là captan thì nước sạch đạt hiệu quả 39%, nước rửa rau quả là 45%, với thuốc trừ sâu có cả thành phần captan và methomyl khả năng rửa sạch là 49.5% và 64.5%
Theo kết quả thử nghiệm của Cục quản lý dược khu Nhạn Tháp, thành phố Tây An, Trung Quốc, kết quả sau khi dùng nước sạch, nước rửa rau quả và nước muối để rửa Táo, Chanh, Nho là không giống nhau.
Không phải lúc nào dùng nước rửa rau quả cũng cho kết quả sạch hơn nước muối và nước thông thường, thậm chí còn không sạch bằng (chỉ số càng cao thì độ sạch càng thấp, thông thường chỉ số dưới 30 được cho là "sạch", có thể yên tâm sử dụng).
Dùng Nước rửa rau quả chưa hẳn đã bằng nước máy sạch tự nhiên. Ảnh minh họa.
Chỉ số vi khuẩn và thuốc trừ sâu sau khi rửa hoa quả
Các chuyên gia cho rằng, thành phần chính trong nước rửa rau quả là chất hoạt động bề mặt, có thể loại trừ tốt lượng tồn dư thuốc trừ sâu nhưng không dễ dàng loại bỏ được lớp sáp bóng trên rau quả.
Tại Trung Quốc, thuốc trừ sâu được phép lưu hành có tới hơn 200 loại, thành phần khác biệt giữa chúng cũng tương đối lớn.
Cùng một phương pháp rửa đó có thể hiệu quả với loại thuốc trừ sâu này nhưng sẽ không có hiệu quả với loại thuốc trừ sâu khác, và hoàn toàn không có loại nước rửa nào có tác dụng "vạn năng" như lời quảng cáo.
Nếu trong nước rửa rau quả có thành phần hóa học mà chúng ta rửa theo phương pháp như rửa bằng nước muối hay baking soda thì mức độ an toàn sẽ giảm thấp nhiều.
Qua kết quả phỏng vấn nhiều siêu lớn thị tại Quảng Châu cho thấy, thành phần chính trong các loại Nước rửa rau quả bán trong siêu thị bao gồm "chất hoạt động bề mặt", "phụ gia", "dầu thơm", "chất ức chế vi khuẩn" v.v…
Những chất này có tác dụng làm cho thuốc trừ sâu dễ tan hơn trong nước, phần nào loại bỏ được lượng thuốc trừ sâu trên rau quả, nhưng cũng khiến cho thành phần hóa học có trong dung dịch rửa đó lưu lại trên hoa quả, gây hại cho sức khỏe.
Đó là chưa tính tới trường hợp nước rửa rau quả được sản xuất liệu có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không.
Trong năm 2015, Tổng cục quản lý chất lượng quốc gia Trung Quốc tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các sản phẩm nước rửa rau quả.
Kết quả có 31 mẫu hàng không đạt tiêu chuẩn, chủ yếu là các thành phần: Formaldehyde, tổng số chất hoạt tính, chất tẩy, tổng số khuẩn lạc, hàm lượng asen, chất làm trắng… vượt quá mức cho phép gấp nhiều lần.
Cách rửa thực phẩm sạch nhất
Trên thực tế, do bề mặt rau quả không nhẵn mịn nên dễ lưu đọng thuốc trừ sâu. Nếu dùng thêm nước rửa rau quả mà không rửa sạch, sẽ gây ra ô nhiễm lần hai.
Dư lượng thuốc trừ sâu được chia thành hai loại: Lượng thuốc tồn dư chỉ đọng ở bề mặt rau quả và đã ngấm vào bên trong.
Nếu lượng thuốc tồn dư chỉ mới đọng lại trên bề mặt rau quả thì chỉ cần rửa trực tiếp dưới dòng nước đang chảy trong vòng 30 giây thì đa phần lượng thuốc tàn dư đã được rửa sạch.
Nếu lượng thuốc tàn dư đã ngấm vào bên trong thì sau khi rửa sạch rồi chúng ta vẫn phải cắt gọt vỏ mới có thể sử dụng.
Phương pháp ngâm rửa: Phương pháp này có hiệu quả với các loại quả có bề mặt trơn bóng như táo, cà chua… ngâm một lúc sau đó rửa lại bằng nước sạch, hiệu quả đạt trên 90%.
Các loại rau quả không có bề mặt trơn bóng, cũng có thể ngâm trước rửa sau, nhưng thời gian ngâm không quá 20 phút, ngâm quá lâu sẽ làm tăng lượng Nitrate gây thất thoát lượng Vitamin có trong rau quả.
Cách bảo quản: Rau quả sau khi mua về để nơi thoáng gió 2~3 tiếng có thể làm giảm bớt một phần lượng tàn dư thuốc trừ sâu bên trên. Bí xanh, bí đỏ… sau khi mua về nên để một tuần sau rồi mới sử dụng.
Rửa bằng nước muối: Hòa một ít muối ăn hoặc baking soda vào trong nước hoặc dùng nước vo gạo để ngâm rửa rau quả, đặc biệt là nước vo gạo để lên men càng tốt hơn.
Dùng nước vo gạo rửa nho, dâu, dâu tây… cũng rất là biện pháp rất hiệu quả.
Để làm sạch formaldehyde và tàn dư thuốc trừ sâu, cũng có thể dùng nước muối pha loãng để rửa. Nước muối pha loãng có khả năng diệt khuẩn tốt, có thể ngâm 3~5 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
*Theo Health