Không hút thuốc uống rượu vẫn mắc ung thư phổi vì 2 thứ "ẩn nấp" trong nhà

Ngọc Ái |

Những yếu tố gây bệnh ung thư phổi có thể "ẩn nấp" trong chính căn nhà chúng ta sống hàng ngày mà ít ai để ý. Căn bếp là một ví dụ điển hình.

Giống như rất nhiều người khác, bà Lưu (45 tuổi, Trung Quốc) cho rằng chỉ hút nhiều thuốc, hay uống rượu, làm việc trong môi trường hóa chất độc hại mới bị ung thư phổi. Tuy nhiên, 2 tháng trước bà đột nhiên nhận được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 3 dù có lối sống rất lành mạnh.

Bà Lưu kể lại, gần 20 năm trở lại đây mình là một bà nội trợ toàn thời gian. Kinh tế cả hai nhà nội ngoại đều ổn nên ngay sau khi kết hôn đã bỏ công việc văn phòng, ở nhà vun vén gia đình. Bà đặc biệt rất thích nấu ăn, thậm chí còn đi học rất nhiều khóa dạy nấu ăn, làm bánh để tự tay làm nhiều món ngon, đa dạng cho những người thân yêu.

Ngoài nấu ăn, bà có sở thích mua sắm và tập yoga hàng ngày. Buổi sáng bà cũng thường dậy sớm chạy bộ, buổi tối ăn xong thì giãn cơ với thảm hoặc đi dạo. Bà luôn đi ngủ trước 10 giờ tối và dành 30 phút ngủ trưa mỗi ngày. Nhờ vậy mà dù đã bước sang tuổi 45 nhưng bà Lưu có vóc dáng thon gọn, khuôn mặt trẻ hơn tuổi rất nhiều.

 Không hút thuốc uống rượu vẫn mắc ung thư phổi vì 2 thứ ẩn nấp trong nhà  - Ảnh 1.

Bà Lưu không thể ngờ những dấu hiệu bà cho rằng cảm lạnh lại chính là triệu chứng ung thư phổi (Ảnh minh họa)

Nhưng mấy tháng trở lại đây, bà thường cảm thấy tức ngực khi chạy nhanh hoặc leo cầu thang. Bà Lưu nghĩ rằng đó là dấu hiệu tuổi tác, không thể tránh khỏi nên cũng không nghĩ nhiều. Cho đến khi bà đột nhiên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ho khan, tức ngực suốt 2 tuần. Uống thuốc mãi không khỏi nên cô Lưu quyết định tới bệnh viện thăm khám.

Thật không ngờ, những dấu hiệu mà bà Lưu cho rằng cảm lạnh lại chính là triệu chứng ung thư phổi. Tại thời điểm phát hiện, bệnh ung thư của bà đã bước sang giai đoạn 3. Bà bàng hoàng tới mức ngất xỉu ngay khi nhận được chẩn đoán từ bác sĩ.

“Kẻ gây bệnh ung thư” ẩn nấp ngay trong nhà

Chồng và con cái của bà Lưu cũng không tránh khỏi bất ngờ khi biết bà mắc bệnh ung thư phổi. Nhưng ngay sau khi nhìn thấy hộp thuốc lá trong túi áo cậu con trai và cảnh người chồng lôi điếu xì gà ra hút để lấy lại bình tĩnh thì bác sĩ đã hiểu được phần nào lý do.

Về phần bà Lưu, tất nhiên bà không thể tin mình mắc ung thư phổi giai đoạn nặng trong khi có lối sống lành mạnh. Nhất là khi điều tra bệnh sử chỉ ra 2 nguyên nhân gây bệnh ung thư ở bà đều ở ngay trong căn nhà bà sống mỗi ngày. Một là do hít khói thuốc thụ động từ chồng và con trai, hai là do hít khói dầu khi nấu ăn trong thời gian quá dài.

Bác sĩ điều trị của bà Lưu giải thích, thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi nhưng không chỉ với người hút mà còn với cả người phải hít khói thuốc thụ động. Thuốc lá chứa hơn 7000 loại thành phần hóa học, trong đó có hơn 250 loại chất độc hại, đặc biệt là 69 loại chất gây ung thư. Thậm chí, hít khói thuốc còn hại hơn cả hút thuốc trực tiếp vì lượng chất độc hấp thụ phải đều tăng cao. Cụ thể, carbon monoxide tăng gấp 5 lần, nicotine gấp 3 lần, chất gây ung thư cực mạnh như benzopyren cao gấp 4 lần hay nitrosamine gấp 50 lần.

Còn khói trong bếp thực chất là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư cho phụ nữ. Đầu tiên là các chất khí độc hại như carbon monoxide, carbon dioxide, nitrogen oxides... trong khi sử dụng bếp ga, củi đốt. Thứ hai là khói dầu bay ra và hòa vào không khí trong quá trình nấu nướng thực phẩm, nhất là với các món chiên rán.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã chỉ ra: nấu ăn trong điều kiện thông gió kém, khói bốc ra từ quá trình chế biến thức ăn sẽ gây hại cho sức khỏe tương đương với việc hút 2 bao thuốc lá một ngày và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

 Không hút thuốc uống rượu vẫn mắc ung thư phổi vì 2 thứ ẩn nấp trong nhà  - Ảnh 2.

Khói dầu, khói bếp khi nấu ăn là yếu tố gây ung thư phổi rất phổ biến ở chị em phụ nữ (Ảnh minh họa)

Khói dầu ăn sinh ra trong quá trình nấu nướng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp như: viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi, ung thư thanh quản... hay đục thủy tinh thể. Thống kê của WHO cho thấy mỗi năm toàn thế giới có khoảng 1,6 triệu người tử vong vì nguyên nhân này.

Bởi trong dầu ăn chứa nhiều các loại axit béo không bão hòa như axit linoleic… Khi dầu được làm nóng sẽ oxi hóa và phân hủy, tạo thành một số hợp chất có hại, thậm chí gây ung thư. Cụ thể, glycerin trong dầu ăn sẽ tổng hợp thành acrolein độc hại khi sôi già, có thể gây kích thích niêm mạc mũi, mắt và cổ họng. Chất thải ra từ khói dầu như nitrogen oxides có độc tính rất mạnh nếu dầu tiếp tục làm nóng trên 200 độ C. Nhất là khi dầu sôi bốc khói tức là nó có thể sản sinh ra 2 chất gây ung thư đáng sợ benzopyrene và peroxide.

Khi xâm nhập vào cơ thể người chúng có thể làm thay đổi cấu trúc, hướng và chức năng của DNA trong cơ thể con người, gây ra ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư gan và ung thư phổi. Bản thân khói dầu ăn cũng được WHO xếp hạng vào nhóm chất gây ung thư 2A, là nhóm các hợp chất "có thể gây ung thư trên người" cùng với thịt đỏ.

Trường hợp của bà Lưu, khối u đã phát triển với kích thước lớn, lan đến vùng lân cận và các hạch bạch huyết. Xét thêm thể trạng và tuổi tác thì không thể điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật. Hiện tại, bà đang trải qua đợt hóa trị thứ hai và có tiên lượng khá tốt. Bà cũng hy vọng chia sẻ câu chuyện của mình càng xa càng tốt để tất cả mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ cảnh giác với những nguy cơ ung thư phổi ít ai ngờ tới trong cuộc sống hàng ngày.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Cancer123, Asia One

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại