Truyền thông viên Ấn Độ cho rằng, những mảnh vỡ này là một phần của động cơ máy bay F-16. Trên một bộ phận có thể nhìn thấy cả số hiệu sản xuất dây chuyền.
Tài khoản mạng xã hội Ấn Đô andrei-bt cho biết: "Theo những thông tin có được, đó là máy bay tiêm kích F-16B Block 20 Jordan. Như đã biết, vì mối quan hệ với Trung Quốc, ngoại giao giữa Pakistan và Mỹ trở lên căng thẳng trong giai đoạn vừa qua, không quân Pakistan đã mua F-16 từ Jordan chứ không phải Mỹ.
Tất nhiên, không đủ cơ sở để khẳng định chính xác đó là chiếc F-16. Truyền thông mạng xã hội Pakistan cho rằng, đó là mảnh vỡ của một chiếc MiG-21 khác của Ấn Độ, trên đó cũng ghi mã sản xuất là (CU-xxxx).
Thông tin này nhằm chứng minh một thực tế, Ấn Độ mất đến 2 chiếc MiG -21 chứ không chỉ một chiếc, như tuyên bố ban đầu của truyền thông Pakistan, Mảnh vỡ này là của chiếc MiG-21 của Ấn Độ. Pakistan khẳng định, F-16 không xuất kích, các máy bay tham chiến là JF-17.
Tài khoản mạng xã hội Twitter Joseph Stalin công bố bức ảnh, chứng minh máy bay bị rơi là MiG-21 của Ấn Độ.
Kịch bản cuộc không chiến ngày 27.02.2019 trên vùng biên giới Kashmir theo phiên bản Ấn Độ có thể diễn ra như sau: 24 chiếc máy bay chiến đấu Pakistan tiến hành cuộc tập kích trên vùng biên giới, trong đó có 8 chiếc F-16.
Đánh chặn lực lượng không kích này là 8 máy bay chiến đấu (IAF) của Ấn Độ. Một chiếc F-16 phóng tên lửa tầm trung AIM-120 AMRAAM nhằm vào MiG-21 không quân Ấn Độ nhưng không bắn trúng. Chiếc MiG-21 Bison sử dụng tốc độ cao vượt biên giới tấn công bắn hạ chiếc F-16 bằng tên lửa R-73.
Trong quần chiến chiếc MiG-21 bị bắn hạ bởi máy bay Pakistan (PAF), phi công nhảy dù và bị bắt.Các truyền thông viên mạng xã hội Ấn Độ phản kích quyết liệt, đưa ra bằng chứng mảnh vỡ tên lửa tầm trung AIM-120 AMRAAM do Mỹ sản xuất.
Loại tên lửa chỉ có thể lắp đặt và phóng được trên F-16, khẳng định tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4 F-16 đã tham chiến.
Truyền thông Ấn Độ công bố bức ảnh tên lửa không đối không tầm xa AIM-120C-5, khẳng định F-16 Pakistan có tham chiến trên không phận Kashmir. |
Phiên bản cuối cùng của Pakistan là các máy bay MiG-21 Ấn Độ đã xâm phạm vào bầu trời Kashmir do Pakistan kiểm soát, các máy bay tiêm kích của PAF xuất kích đánh chặn và bắn rơi 1 chiếc MiG-21 IAF.
Phía Pakistan có đưa ra bằng chứng 1 phi công Ấn Độ bị bắt và ảnh chiếc MiG-21 Ấn Độ bị bắn hạ, nhưng lại bác bỏ thông tin về chiếc MiG-21 thứ 2, số phận của phi công và không giải thích về bức ảnh tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM.
Một câu hỏi thú vị đặt ra, liệu cựu chiến binh 60 năm tuổi MiG-21 có thế chiến đấu ngang hàng với tiêm kích thế hệ 4 F-16. Câu trả lời là có thể và đó chính là công nghệ Israel.
MiG-21 được đưa vào biên chế trong không quân Liên Xô từ năm 1959 và giành chiến thắng lẫy lừng trước F-4 trên bầu trời Việt Nam những năm 60 - 70 thế kỷ trước. F-16 được đưa vào biên chế 20 năm sau đó với những công nghệ hiện đại nhất.
Tác giả một bài viết trên tạp chí Military Watch Magazine cho biết, không quân Ấn Độ sử dụng những máy bay MiG phiên bản hiện đại hóa lần cuối cùng, do chính nhà máy RSK "MiG và Nizhny Novgorod Sokol" thực hiện.
Phiên bản MiG-21 Bison đặc biệt dành cho không quân Ấn Độ, có tổng số 125 chiếc được nâng cấp.
MiG-21 Bison được lắp đặt hệ thống điều khiển hỏa lực mới, cho phép sử dụng tên lửa không đối không tầm xa R-27 và R-77. Trong đó, phiên bản xuất khẩu R-27ER có tầm bắn tăng cường.
Nhưng quan trọng hơn hết, điều khiến AIM-120 AMRAAM bắn trượt là MiG-21 Bison được trang bị hệ thống tác chiến điện tử EL/L8222 của Israel, cho phép gây nhiễu đầu tự dẫn radar của các tên lửa không đối không và khiến cho việc ngắm bắn tầm xa của các máy bay tiêm kích thế hệ 4 cực kỳ khó khăn.
Hơn thế nữa, MiG-21 Bison còn được trang bị radar Phazotron Kopyo tiên tiến, điểm ngắm trên kính mũ bay của phi công và mạng truyền thông liên kết dữ liệu chiến thuật data-link. Những công nghệ này chỉ có ở máy bay thế hệ 4+ và F-16 Pakistan cũng không được trang bị công nghệ như vậy.
Chính nhờ khả năng bay cao, cơ động linh hoạt và được ứng dụng các công nghệ mới nhất, trong các cuộc diễn tập chung với không quân Mỹ nhằm chiếm ưu thế trên không, MiG-21 Bison còn chiến thắng cả F-15 của không quân Mỹ.
Trang Nationfirst News của Ấn Độ đăng tải thông tin cho biết, nhiều nguồn tin ở Pakistan và Ấn Độ xác nhận rằng phi công Pakistan Shahaz-ud-Din, bay trên máy bay tiêm kích F-16 bị bắn rơi trong cuộc không chiến trên khu vực Nowshera, vùng Kashmir, nhảy dù thành công trên lãnh thổ Pakistanm, nhưng bị một đám đông người Hồi giáo bản địa giận dữ tấn công do nhầm tưởng là phi công Ấn Độ.
Phi công được binh sĩ quân đội Pakistan giải cứu và đưa đến bệnh viện. Nhưng các vết thương quá nặng và phi công tử vong.
Để tránh phản ứng dữ dội từ cộng đồng, mọi thông tin về sự cố này được quân đội và truyền thông Pakistan giữ bí mật. Pakistan cũng bác bỏ việc F-16 tham gia vào cuộc không kích Ấn Độ, do không được phép theo thỏa thuận với Mỹ.
Tin tức về số phận của Shahaz-ud-Din được luật sư Khalid Umar, có văn phòng ở London cung cấp. Umar cho biết đã nhận được thông tin này từ những cá nhân liên quan đến gia đình phi công F-16 nhưng không nêu rõ tên và bằng chứng cụ thể.
Thực tế cuộc không chiến trên bầu trời Kashmir đang có nguy cơ trở thành ngòi nổ cho cuộc xung đột mới giữa 2 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Để tình huống không trở lên căng thẳng và bùng phát chiến tranh, đêm ngày 01.03.2019, Pakistan đã trao trả phi công Ấn Độ Abhinandan Varthaman.