"Khoe cơ bắp", Trung Quốc vô tình để lộ nỗi sợ hãi giấu kín - Cơn ác mộng kinh hoàng ở TBD

Vy Lam |

Quân đội Trung Quốc thừa hiểu rằng căn cứ này sẽ chính là thứ dẫn tới sự sụp đổ của họ, nếu tình hình vẫn tiếp tục leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trung Quốc vô tình để lộ nỗi sợ giấu kín

Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, Bắc Kinh dường như đang bối rối. Điều gì khiến Trung Quốc phải lo ngại quân đội Mỹ? Vì các tàu sân bay khổng lồ hay lực lượng tiêm kích vượt trội?

Sản phẩm tuyên truyền mới nhất của Trung Quốc dường như đã cho chúng ta câu trả lời khi vô tình hé lộ rằng Bắc Kinh đang rất lo ngại về cơ sở chiến lược lớn nhất của Lầu Năm Góc ở Thái Bình Dương – nơi được mệnh danh là "tàu sân bay không thể chìm" của Mỹ. Đó chính là căn cứ quân sự tại Guam.

Khoe cơ bắp, Trung Quốc vô tình để lộ nỗi sợ hãi giấu kín - Cơn ác mộng kinh hoàng ở TBD - Ảnh 1.

Một cảnh trong video tuyên truyền của Trung Quốc.

Cụ thể, Không quân Trung Quốc (PLAAF) đã phát hành một đoạn video tuyên truyền được chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó mô phỏng các máy bay ném bom H-6 tấn công vào một mục tiêu trông giống như căn cứ không quân Andersen của Mỹ tại Guam.

Đoạn video được PLAAF đăng tải trên tài khoản Weibo chính thức trong bối cảnh Trung Quốc đang tập trận gần Đài Loan sau chuyến thăm của một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tới Đài Bắc. Theo trang tin TFI, sở dĩ Bắc Kinh tung ra đoạn video gây tranh cãi này là bởi lo ngại những lợi thế chiến lược lớn mà căn cứ tại Guam có thể mang lại cho Mỹ.

Tàu sân bay không thể đánh chìm

Guam trở thành nhân tố "thay đổi cuộc chơi" trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung ở Thái Bình Dương vì 2 lý do: Một là, nơi đây có vị chí chiến lược. Hai là, việc Mỹ quân sự hóa sâu rộng đảo Guam được cho là nhắm tới Trung Quốc.

Đảo Guam nằm ở Thái Bình Dương, giữa lục địa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, nó nằm gần Trung Quốc hơn, cách Trung Quốc 1.800 dặm về phía đông. Hiện nay, Trung Quốc và đảo Guam đang được ngăn cách bởi "Chuỗi đảo thứ nhất" trải dài từ Nhật Bản, quan Philippines, tới Indonesia.

Các quốc gia thuộc Chuỗi đảo thứ nhất ở Tây Thái Bình Dương đang phải đối mặt với những động thái hung hăng của Trung Quốc nên rất quan tâm tới việc có thể "bao vây" Trung Quốc ngay trên chính sân sau của nước này.

Trong tình huống bắt buộc, Mỹ có thể sử dụng căn cứ tại Guam để chống lại Trung Quốc. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ luôn phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là chọc thủng Chuỗi đảo thứ nhất và sau đó tấn công đảo Guam.

Hòn đảo này chính là một tiền đồn quân sự đắc lực của Mỹ khi nó nằm rất gần với các vùng xung đột của Trung Quốc ở Biển Đông.

Khoe cơ bắp, Trung Quốc vô tình để lộ nỗi sợ hãi giấu kín - Cơn ác mộng kinh hoàng ở TBD - Ảnh 2.

Trước căn cứ không quân Mỹ trên đảo Guam. (Ảnh: Reuters)

Hiện trên đảo Guam đã có sự hiện diện quân sự dày đặc của Mỹ, trong đó 1/3 hòn đảo được sử dụng cho các mục đích quân sự. Từ máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu ngầm cho tới hệ thống phòng thủ tên lửa – Guam có tất cả mọi thứ cho phép biến nó thành một "tàu sân bay không thể đánh chìm", để từ đó Hải quân và Không quân Mỹ có thể tung ra những cú đấm mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, Mỹ đã có tất cả các loại cơ sở hạ tầng quân sự tại Guam để củng cố vị thế của mình, bao gồm căn cứ không quân Andersen, các căn cứ hải quân, cơ sở cho lực lượng tuần duyên, và sở chỉ huy lực lượng liên hợp. Do đó, Mỹ có thể tùy ý sử dụng đảo Guam để chống lại Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Mỹ cũng đã sử dụng đảo Guam để triển khai sức mạnh. Khi Trung Quốc tỏ thái độ hiếu chiến ở Biển Đông, Mỹ đã trình diễn đội hình "voi đi bộ" hoành tráng với các máy bay ném bom tại căn cứ không quân ở Guam.

Sau đó, Trung Quốc cho rằng sức mạnh quân sự của Mỹ đã suy yếu do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 nhưng quân đội Mỹ đã phát đi tín hiệu khẳng định rằng, Guam sẽ luôn mang lại cho Mỹ lợi thế, ngay cả khi các tàu sân bay khổng lồ của họ phải tạm thời dừng hoạt động.

Tháng 7 năm nay, Australia, Nhật Bản và Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận chung quy mô lớn ở Thái Bình Dương, với tâm điểm là Guam. Điều này một lần nữa cho thấy cách Mỹ và đồng minh có thể sử dụng đảo Guam theo ý muốn trong khi Trung Quốc vẫn bị "bao vây" ở Tây Thái Bình Dương. Mỹ được cho là còn có kế hoạch huấn luyện các phi công chiến đấu của Ấn Độ, Nhật Bản và Australia tại Guam.

Chính sách của Mỹ là quân sự hóa các quần đảo ở Thái Bình Dương nằm bên ngoài Chuỗi đảo thứ nhất bao quanh Trung Quốc. Ngoài Guam, Mỹ cũng đang thiết lập sự hiện diện quân sự lớn ở đảo Wake, cách Guam chỉ 1.500 dặm.

Tương tự, Australia và Mỹ cũng đang cùng phát triển căn cứ hải quân Lombrum ở Papua, New Guinea để tìm cách cắt giảm quy mô bành trướng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Theo TFI, PLA thừa hiểu rằng Guam sẽ chính là thứ dẫn tới sự sụp đổ của họ, nếu tình hình vẫn tiếp tục leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Do đó, Bắc Kinh có vẻ rất lo ngại khi cơn ác mộng lớn nhất của họ ở Thái Bình Dương [đề cập tới Guam] đang trở thành hiện thực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại