Tổng cục Nghiên cứu nước sâu (GUGI) là một trong những đơn vị bí mật nhất của Bộ Quốc phòng Nga. GUGI trực thuộc Bộ quốc phòng, có nhiệm vụ nghiên cứu đại dương, tìm kiếm và cứu hộ tàu đắm, nghiên cứu ảnh hưởng sinh lý của độ sâu tới cơ thể con người và thử nghiệm các thiết bị cứu hộ.
Nhiệm vụ GUGI đối với tàu ngầm hạt nhân và các trạm hạt nhân nước sâu được cho là nguy hiểm và có ý nghĩa quan trọng.
Lặn sâu, thực hiện nhiệm vụ bí mật có tầm quan trọng cấp quốc gia, lực lượng này rất có kỹ thuật cao, có kiến thức sâu về máy móc và lắp ráp. Các sĩ quan và bác sỹ quân y của GUGI có tâm lý vững vàng, được tuyển chọn tương tự như chọn các phi hành gia.
Trong đó, các tàu ngầm GUGI được xem là tinh hoa của lực lượng tàu ngầm của Hải quân Nga. Đội tàu thứ 10 của GUGI từng được trao tặng huân chương Nakhimov danh giá. Chính các tàu ngầm nay trở thành bộ phận bí mật nhất của GUGI.
Tổng cục nghiên cứu nước sâu được biên chế tàu mặt nước, tàu ngầm và các phương tiện dưới biển sâu.
Tàu nghiên cứu đại dương thuộc dự án 22010 “Cruise”
Dự án 22010 “Cruise – là serie các tàu đặc biệt chuyển dùng để thực hiện các nghiên cứu toàn diện về đại dương. Các tàu này có thể nghiên cứu độ sâu của đáy đại dương.
Để làm được điều đó, trên tàu có trang bị những phương tiện dưới nước có người và không người lái. Tàu hải dương học cũng có thể được sử dụng để cứu hộ, bao gồm các thiết bị cho phép tìm kiếm tàu mất tích dưới đáy biển.
Tàu nghiên cứu đại dương thuộc dự án 22010 “Cruise” thuộc loại tàu mặt nước của GUGI.
Tàu có bãi đáp cho máy bay trực thăng và có thể hoạt động ở vùng băng giá, thực hiện chức năng trinh sát trên và dưới nước.
Các đồ trang bị cho tàu dự án 22010 là phương tiện lặn biển sâu không người lái, gồm 2 loại: 16810 “Rus” và 16811 “Konsul”.
Tàu có lượng giãn nước là 5230 tấn, tốc độ di chuyển lên tới 15 hải lý, tầm hoạt động 8000 dặm, dự trữ hành trình vào khoảng 60 ngày đêm cho đoàn thủy thủ 60 người.
Hai cột xoắn ốc truyền động từ động cơ điện được lắp thay cho chân vịt. Một cột xoắn ốc có thể xoay 360 độ, đảm bảo giữ cân bằng cho tàu, kể cả trong bão lớn.
Khả năng trinh sát của các con tàu thuộc dự án này không được biết đến chính xác, tuy nhiên con tàu “Yantar” hồi tháng 10/2016 đã để lại tiếng vang cực lớn khi làm nhiệm vụ ở ngoài khơi Syria.
Con tàu đã dừng lại phía trên mạng lưới cáp quang một thời gian, và ở châu Âu cho rằng, con tàu “Yantar” có thể “nghe lén” và thậm chí cắt đứt cáp dưới biển.
Hiện tại, hạm đội tạm thời chỉ có 1 con tàu là “Yantar”, con tàu thứ 2 đang thử nghiệm và sẽ được chuyển cho Hải quân Nga trong năm nay.
Tàu thực nghiệm dự án 11982 “Ladoga”
Tàu nghiên cứu thực nghiệm dự án 11982 được dùng thể thử nghiệm các thiết bị kỹ thuật đặc biệt, tham gia vào các hoạt động tìm kiếm cứu nạn và thực hiện các nghiên cứu khoa học và hải dương học.
Các con tàu này có thể hoạt động ở vùng băng giá, lập bản đồ nước, trinh sát mặt nước và ở vùng nước sâu, có thể thực hiện chức năng của tàu cứu hộ và tàu đặt cáp.
Tàu thực nghiệm dự án 11982 “Ladoga” thuộc biên chế tàu mặt nước của GUGI.
Tàu có tốc độ tối đa 12 hải lý, tầm xa 1000 dặm, dự trữ hành trình 20 ngày, thủy thủ đoàn 16 người, đoàn thám hiểm – 20 người.
Hiện có 2 tàu ngầm thuộc dự án 11982 đang phục vụ Hải quân Nga là Seliger và Ladoga. Còn một tàu nữa là “Ilmen” đang được xây dựng.
Ụ nổi thuộc dự án 22570 “Kvartira”
Thuộc biên chế tàu mặt nước của GUGI, ụ nổi “Sviyaga” dự án 22570 “Kvartira” có trọng tải 3300 tấn, chiều dài 134 mét, rộng 14 mét, phần chìm 2,67 mét.
Ụ nổi “Sviyaga” dự án 22570 “Kvartira”.
Ụ nổi được trang bị hệ thống điều khiển tự động. “Sviyaga” được dùng để mang các phương tiện lặn sâu tự hành và vận chuyển tàu thuyền trên đường thủy nội địa từ Bắc đến Nam.
Tàu kéo, cứu hộ đa năng dự án 20180 “Svezdochka”
Tàu cứu hộ Dự án 20180 “Zvezdochka” được dành cho các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, thử nghiệm vũ khí và các thiết bị hải quân.
Để phục vụ công tác tìm kiếm, kiểm tra các vật thể chìm, tàu được bố trí một thiết bị lặn nước sâu “Konsul” hoặc thiết bị cứu hộ dự án 1821 “Bester”. Ngoài ra, để giám sát các vật thể dưới nước, con tàu có thêm phương tiện điều khiển từ xa không người lái “Tiger” và “Quantum”.
Tàu “Zvezdochka” hiện đang phục vụ trong Hải quân Nga.
Các tàu này có lượng giãn nước 5500 tấn, tốc độ tối đa 14 hải lý, phi hành đoàn lên tới 70 người. Tàu có chỗ đáp cho trực thăng, thiết bị kéo và 3 cần cẩu lớn.
Hai cần cẩu phía sau, sức nâng 80 tấn và chiều cao nâng từ 4,5 đến 19 m, thực hiện việc nâng hạ các phương tiện cứu hộ hoặc hàng hoá, đảm bảo nâng được các vật chìm, nổi, dưới đáy, bao gồm cả vật có kích thước lớn.
Các con tàu dự án này được trang bị 2 trạm điện “Shorch” KL6538B-AS06, mỗi trạm công suất 3625 mã lực, và 4 máy phát điện công suất 1680 Kw và 2 máy công suất 1080 Kw. Bộ phận dẫn tiến của tàu là hai cánh quạt cố định trên cột lái và hai bộ đẩy bằng máy bơm.
Hiện nay chỉ có tàu “Zvezdochka” đang phục vụ trong Hải quân Nga.
Tàu nghiên cứu hải dương dự án 20183 “Viện sỹ Alexandrov”
Tàu nghiên cứu hải dương học dự án 20183 “Viện sỹ Alexandrov” có lượng giãn nước 5400 tấn, tốc độ tối đa 14 hải lý, thủy thủ đoàn 65 người. Động cơ tương tự như tàu dự án 20180.
Tàu nghiên cứu hải dương Dự án 20183 “Viện sỹ Alexandrov”.
Trên tàu có chỗ đáp cho trực thăng Ka-27. Lớp băng Arc-5 cho phép tàu tự hoạt động trong điều kiện băng ở Bắc cực với độ dày tới 0,8 m vào mùa đông và mùa xuân và tới 1 m trong mùa Hè và mùa Thu. Khu vực hoạt động không hạn chế.
Tàu “Viện sỹ Alexandrov” là tàu nghiên cứu hải dương học đa năng lớp băng, có nhiệm vụ thực hiện các nghiên cứu khoa học ở thềm lục địa biển Bắc cực, đảm bảo giao thông các thiết bị hàng hải Bắc cực và hoạt động cứu hộ ở Bắc cực.
Hiện tại chỉ có tàu “Viện sỹ Alexandrov” đang phục vụ trong Hải quân. Con tàu thứ 2 đang được xem xét đóng mới.