Tại sao chúng ta cần bổ sung Kali, Magie
Người ta ước tính rằng, nếu thêm 391mg Kali vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp giảm được 40% nguy cơ đột quỵ. Và nếu bổ sung thường xuyên Magie giúp giảm 50% nguy cơ nhồi máu cơ tim. Không chỉ có vậy, Kali và Magie còn có vai trò trong việc giảm nhẹ huyết áp, một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Vai trò Kali và Magie trong cơ thể
Magie có tác dụng làm giảm co thắt mạch máu, tăng sự đàn hồi mạch máu dẫn tới giảm huyết áp. Magie giúp giảm nồng độ Natri và Canxi nội bào, qua đó nâng cao hiệu quả giảm huyết áp. Hay nói cách khác, bổ sung Kali và Magie giúp tim hoạt động ổn định, gia tăng lưu lượng máu, tăng tính đàn hồi mạch máu, đặc biệt có lợi cho bệnh nhân tăng huyết áp.
Thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng và khuyến cáo trên thế giới khẳng định việc bổ sung Kali, Magie giúp giảm có ý nghĩa cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Tiêu biểu như WHO đưa ra khuyến cáo năm 2012 tăng lượng bổ sung Kali sẽ giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh mạch vành. Nhiều hiệp hội lớn trên thế giới về tim mạch như tại Mỹ và Hoa Kỳ cũng như Việt Nam đều đồng thuận thay đổi lối sống, bao gồm điều chỉnh chỉnh chế độ ăn giảm muối, tăng lượng bổ sung Kali, Magie và khoáng chất được khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân tăng huyết áp trước và sau sử dụng thuốc.
Không chỉ có vậy, Kali và Magie còn tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể như trong việc dẫn truyền xung động thần kinh, và là các yếu tố thường có mặt trong các dịch cơ thể… Kali và Magie là nguồn "dinh dưỡng" cho trái tim và các cơ quan trong cơ thể, giúp nhanh chóng phục hồi thể trạng.
Tóm lại, Kali và Magie đều là khoáng chất quan trọng, tập trung chủ yếu bên trong tế bào, giúp ổn định hoạt động cơ thể. Cơ thể thiếu hụt Kali và Magie liên quan đến một số bệnh tim mạch thường gặp như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh lý cơ tim... Các nhà khoa học cũng nghiên cứu và chỉ ra rằng, thiếu hụt Magenesi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thiếu hụt Kali. Vì vậy, bổ sung đồng thời cả hai chất điện giải này đem lại tác dụng tương hỗ cho nhau, đảm bảo kết quả bổ sung hiệu quả.
Bổ sung Kali và Magie như thế nào?
Cách đơn giản mà chắc hẳn nhiều người cũng đã áp dụng đó là bổ sung qua thức ăn, bằng các loại trái cây, rau củ, hạt. Khoai tây, trái cây, rau, quả mọng, hạt/ quả hạch cung cấp nhiều Kali. Magie có nhiều trong cacao, chocolate các loại đậu, hải sản… Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng với Kali, lượng ăn vào hầu như được hấp thu hoàn toàn. Nhưng lượng Magie đưa vào qua thức ăn chỉ hiệu quả bằng 1/25 lượng Kali đưa vào. Hơn thế nữa, chế biến thức ăn làm mất 70% lượng Magie. Vì vậy, cần tăng lượng bổ sung đồng thời cả Kali và Magie qua đường uống đặc biệt đối với bệnh nhân tim mạch hay trong các trường hợp cơ thể gia tăng nhu cầu sử dụng Kali, Magie
Để có thể đưa Kali, Magie vào nội bào, cần vượt qua một hàng rào vững chãi ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào có tên gọi là màng tế bào. Màng tế bào có cấu tạo rất đặc biệt nên các phân tử kích thước càng nhỏ càng dễ vận chuyển và chỉ cho phép hấp thu các dạng phân tử không có cực. Nhưng ion Kali, Magie mang điện tích dương nên rất dễ kết hợp phân tử nước tạo ion kích thước lớn. Vì vậy nếu sử dụng muối vô cơ như clorid, sulfat với các đặc tính như dễ phân ly, dễ bị kết hợp với phân tử nước, khó thấm qua màng tế bào làm chất dẫn đưa Kali và Magie vào nội bào là bất khả thi. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh việc lựa chọn dạng muối hữu cơ như glutamate, citrate, aspartate… giúp vận chuyển Kali & Magie dễ dàng và chính xác vào trong nội bào hơn. Không chỉ có vậy khi lựa chọn gốc muối hữu cơ nội sinh, thân thiện với cơ thể còn giúp đem lại hiệu quả và an toàn khi sử dụng.
Đối tượng cần bổ sung Kali, Magie
Đối tượng đầu tiên cần được ưu tiên tư vấn và sử dụng Kali, Magie chính là bệnh nhân bệnh tim mạch mạn tính như người bệnh tăng huyết áp, suy tim, sau nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim hoặc khi sử dụng một số thuốc kéo dài như thuốc lợi tiểu mất kali …
Thứ hai, trong các trường hợp ở người không nạp đủ lượng ion hoặc mất điện giải như khi bị tiêu chảy, sốt cao.. Độ tuổi 45 trở lên do ở độ tuổi này nguy cơ tim mạch gia tăng đáng kể, đặc biệt ở phụ nữ. Ngoài ra những người chơi thể thao, vận đồng viênhoạt động dưới nắng nhiều, người uống thuốc giảm cân, thuốc glucocorticoid, thuốc an thần gây ngủ, thuốc tranh thai…
Tài liệu tham khảo:
1. Hội tim mạch học Việt Nam (2020), Cẩm nang Chăm sóc Trái tim phục hồi thể trạng
2. American Heart Association, (2013), Heart Disease and Stroke Statistics—2013 Update Circulation, 127: e6-e245 Page e1-e8.
3. WHO. Guideline: Potassium intake for adults and children. Geneva, World Health Organization (WHO), 2012
4. He FJ, MacGregor GA, Fortnightly review, beneficial effects of potassium, BMJ 2001; 323:497-501.