Trong đó, tàu 20 là chiếc tàu lớp Pohang vừa được Hàn Quốc chuyển giao và nhận nhiệm vụ tham gia duyệt binh ngay trên chính quê hương của mình.
Trước đó, Hàn Quốc cũng đã chuyển giao cho Việt Nam 1 tàu lớp Pohang vốn mang tên Gimcheon, sau khi biên chế cho Hải quân nhân dân Việt Nam, tàu mang số hiệu 18 và hiện được biên chế cho Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân.
Còn tàu 20 trước đây mang tên Yeosu và sắp tới có thể sẽ được biên chế cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.
Tàu 20 của Hải quân nhân dân Việt Nam (trước đây là tàu hộ tống Yeosu) tại lễ duyệt binh tàu chiến quốc tế ở Jeju, Hàn Quốc, hôm 11/10 vừa qua. Nguồn ảnh: baohaiquanvietnam.vn
Khác với tàu 18 khi chuyển giao cho Việt Nam đã được giảm bớt vũ khí như: loại bỏ ngư lôi; giảm số lượng pháo OTO Melara 76mm; chỉ còn 1 khẩu; thay đổi 1 pháo OTOBreda 2 nòng 40mm phía trước bằng pháo Sea Vulcan cỡ 20mm, tàu 20 đã được phía Hàn Quốc chuyển giao với toàn bộ vũ khí gần như nguyên bản.
Quan sát tổng thể khi tàu 20 tham gia duyệt binh tàu chiến quốc tế ở Jeju, Hàn Quốc, ta có thể thấy những vũ khí quan trọng nhất của nó vẫn giữ lại gồm các ống phóng ngư lôi, pháo.
Việc Hàn Quốc chuyển giao nguyên trạng tàu 20 cho Việt Nam cho thấy mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa 2 nước đã được nâng tầm mới, đồng thời nó cho thấy sự tin tưởng của phía Hàn Quốc với Việt Nam.
Việt Nam sẽ còn nhận thêm tàu từ Hàn Quốc?
Câu trả lời là rất có thể và dựa trên mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước, Việt Nam có khả năng tiếp nhận thêm các tàu có lượng giãn nước lớn hơn lớp Pohang.
Hiện Hải quân Hàn Quốc đang tiến hành loại biên đồng thời cả 2 lớp tàu chiến là Pohang và Ulsan để thay thế bởi lớp tàu Incheon hiện đại hơn.
Khinh hạm lớp Ulsan của Hải quân Hàn Quốc.
Tàu chiến lớp Ulsan là mẫu khinh hạm đầu tiên được thiết kế và chế tạo tại Hàn Quốc với tổng cộng 9 tàu đã được bàn giao cho Hải quân nước này và hiện đã loại biên 3 tàu.
Chiếc tàu lớp Ulsan vừa được loại biên gần nhất là tàu Chungnam (tàu Yeosu lớp Phang, hiện nay mang số hiệu 20 của HQVN cũng được loại biên cùng đợt). So với lớp Pohang, các tàu lớp Ulsan có kích thước lớn hơn với chiều dài 102m, rộng 11,5m, lượng giãn nước đầy tải 2.180 tấn, tốc độ tối đa 34 hải lý/giờ.
Khinh hạm lớp Ulsan khai hỏa trong 1 cuộc tập trận.
Tàu được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau gồm: 2 pháo chính OTO Melara cỡ nòng 76mm bố trí phía trước và sau, 2 bệ pháo Emerlec nòng đôi cỡ 30mm (trên 5 tàu thế hệ đầu từ 951-956) hoặc 3 bệ pháo OTOBreda nòng đôi cỡ 40mm (trên 4 tàu thế hệ sau từ 957-961).
Tất cả các tàu thuộc lớp này đều được trang bị 2x4 ống phóng tên lửa chống hạm Harpoon, 2x3 ống phóng ngư lôi cỡ 324mm, 12 bom chìm.
Tuy nhiên, nếu được chuyển giao cho HQVN, nhiều khả năng hỏa lực diệt hạm chính là tên lửa Harpoon của chúng có thể sẽ được gỡ bỏ.
Nếu có cơ hội tiếp nhận thêm tàu chiến lớp Ulsan sẽ giúp tăng cường đáng kể năng lực hoạt động của Hải quân nhân dân Việt Nam. Qua đây cũng giúp thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam diễn tập AMNET-1 tại Thái Lan.