Quan điểm này đã được chuyên gia quân sự Viktor Litovkin thể hiện trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng Rueconomics.ru. Điều này còn liên quan tới tuyên bố của Lầu Năm góc về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore ở Nhật Bản. Đó là hai tổ hợp phòng thủ tên lửa sẽ được hoàn chỉnh ở Nhật Bản trước năm 2023.
Tuy nhiên, vấn đề này còn dấy lên hàng loạt sự nghi ngờ liên quan tới việc chuyển giao quyền chỉ huy hệ thống này cho phía Nhật Bản. Chuyên gia Litovkin tin rằng, Mỹ hoàn toàn có lý do chính đáng để tự kiểm soát, chỉ huy hệ thống Aegis này.
Họ chưa bao giờ chuyển giao quyền điều khiển hệ thống phòng thủ tên lửa của mình vào tay các nước khác. Họ làm như vậy là bởi vì lo sợ rằng các hệ thống này sẽ được chuyển giao cho phía Nga.
Tuy nhiên, khi nói tới Nhật Bản thì vấn đề đáng quan tâm nữa là nước này đang có quan hệ phức tạp với Trung Quốc và Triều Tiên. Người Mỹ cần các hệ thống này nhằm vào Nga. Bởi chỉ cần sự điều chỉnh nhất định thì các ống phóng MK-41 của Aegis có thể đạt được khả năng phóng các tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk.
Đây là một trong những mục đích chính để hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ được triển khai xung quanh nước Nga. Khi nói về khả năng tránh khỏi các cuộc tấn công từ phía Nga, người Mỹ đang xây dựng các cơ sở quân sự để có khả năng tấn công.
Nhưng Mỹ thậm chí không cho phép các đồng minh của mình kiểm tra hệ thống Aegis, do đó không loại trừ các hệ thống này đã được tích hợp sẵn các tên lửa Tomahawk.
Tuy nhiên, điều đó không thể cứu vãn Mỹ, thậm chí nếu các hệ thống Aegis thực tế có những tên lửa này, chuyên gia Viktor Litovkin khẳng định. Bởi nếu Nga tấn công tên lửa ồ ạt để đáp trả, mọi tên lửa của Mỹ không thể đánh chặn được tên lửa của Nga.
Kết quả là tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa với công nghệ tiên tiến nhất của Mỹ trong mọi trường hợp sẽ xóa sổ nếu phát sinh một cuộc xung đột quân sự trong tương lai.