Hệ thống phòng không IRIS-T trên khung gầm Boxer độc đáo

Sao Đỏ (Theo Defense Express) |

Quân đội Đức có thể nhận được hệ thống phòng không đầy hứa hẹn, nhưng sẽ phải đợi ít nhất vài năm nữa.

Hệ thống phòng không IRIS-T trên khung gầm Boxer độc đáo - Ảnh 1.

Tập đoàn ARGE NNbS của Đức (bao gồm các công ty Rheinmetall Electronics, Diehl Defense và Hensoldt Sensor) vào cuối tháng 8 năm 2023 đã nhận được hợp đồng từ cơ quan mua sắm quốc phòng Đức BAAINBw để sản xuất và cung cấp 6 tổ hợp IRIS-T SLM và phát triển một phiên bản mới đầy hứa hẹn.

Đây sẽ là phiên bản IRIS-T SLS tầm ngắn đặt trên xe bọc thép Boxer, bên cạnh đó là pháo cao xạ tự hành cỡ 30 mm cũng sử dụng khung gầm chiếc thiết giáp bánh lốp 8x8 này.

Chi phí của chương trình vẫn chưa được tiết lộ, nhưng thời hạn hoàn thành được cho là đến năm 2030.

Đặc biệt, các điều khoản của hợp đồng quy định rằng Tập đoàn ARGE NNbS, trong giai đoạn 2024 - 2027, phải cung cấp cho Bundeswehr (Lục quân Đức) 6 hệ thống phòng không IRIS-T SLM với cấu hình tương tự loại được gửi tới Ukraine và Ai Cập.

Hệ thống phòng không IRIS-T trên khung gầm Boxer độc đáo - Ảnh 2.

Một đơn vị phòng không tiêu chuẩn của Lục quân Đức trong tương lai.

Trong khi đó, các nguyên mẫu đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không IRIS-T SLS sử dụng khung gầm Boxer sẽ được trình làng vào năm 2026 - 2027.

Mỗi phương tiện với tên định danh Flugabwehrraketenpanzer (FlaRakPz), được cho là có một bệ phóng cho 4 tên lửa IRIS-T và sử dụng tổ hợp radar Hensoldt Spexer để dẫn đường.

Phạm vi tấn công các mục tiêu trên không sẽ ở mức tiêu chuẩn lên tới 15 km và sự hiện diện của module chiến đấu với súng phóng lựu tự động 40 mm cũng được mong đợi để đảm nhiệm chức năng tự vệ.

Thành phần đầy đủ của hệ thống phòng không như vậy vẫn chưa được tiết lộ. Nhưng được biết mỗi 3 xe FlaRakPz mang tên lửa thì phải có 1 xe điều khiển, hay còn gọi là Feuerleitpanzer (FltPz), cũng được chế tạo trên khung gầm thiết giáp Boxer.

Những phương tiện như vậy cần được trang bị hệ thống liên lạc theo tiêu chuẩn NATO Link 16, hệ thống điều khiển tự động Airbus IBMS và tổ hợp đối phó thụ động MUSS.

Hệ thống phòng không IRIS-T trên khung gầm Boxer độc đáo - Ảnh 4.

Tổ hợp pháo tự hành phòng không triển vọng trên khung gầm xe thiết giáp Boxer.


Ngoài ra dự kiến tổ hợp pháo phòng không đầy hứa hẹn trên khung gầm thiết giáp Boxer, được thiết kế để chống lại máy bay không người lái cỡ nhỏ, sẽ trang bị module chiến đấu Skyranger 30 của Rheinmetall Air Defense và phải bắn loại đạn có thể lập trình.

Nguyên mẫu đầu tiên của loại pháo phòng không tiên tiến này với tên gọi Flugabwehrkanonenpanzer dự kiến sẽ được ra mắt vào năm 2025 và đến giữa năm 2027, Bundeswehr sẽ nhận được 18 tổ hợp như vậy, trong đó có 2 hệ thống dành cho huấn luyện.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T SLM do Đức chế tạo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại