Những đoạn video chưa từng thấy trước đây giờ đã được giới truyền thông Trung Quốc công chiếu. Đoạn băng cho thấy một nhóm lớn binh sĩ Ấn Độ đang tiến quân về hướng một nhóm nhỏ hơn binh sĩ Trung Quốc, trong lúc đang băng qua một dòng sông trên núi.
Rất nhiều binh sĩ Ấn Độ được trang bị mũ bảo hiểm và lá chắn bên trên có ghi dòng chữ "Cảnh sát", trên tay cầm thanh sắt và gậy tự chế. Về phía Trung Quốc, một nhóm tiếp viện bao gồm nhiều binh sĩ mặc đồ chống bạo động xuất hiện để giúp đỡ nhóm binh sĩ không có vũ trang.
Một thỏa thuận song phương nghiêm cấm binh sĩ hai bên sử dụng súng ở khu vực được coi là biên giới giữa hai nước, chính thức có tên là Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) và họ phải sử dụng những thứ vũ khí ít phức tinh vi hơn – như gậy gộc, gạch đá…
Trong một đoạn video, binh sĩ Trung Quốc đổ lỗi cho các binh sĩ Ấn Độ làm gia tăng căng thẳng, cho rằng binh sĩ Ấn Độ đang di dời lều của họ tới khắp khu vực biên giới.
Đoạn băng cũng chứa những hình ảnh đánh lộn ban đêm giữa binh sĩ hai bên, nhưng rất khó để xem chi tiết do chất lượng đạn băng kém.
Đoạn băng này còn có một cảnh ngắn cho thấy một binh sĩ Trung Quốc bị thương, trên đầu đầy máu và đang được sơ cứu.
Các đoạn video này được công bố sau khi quân đội Trung Quốc lần đầu tiên phá vỡ sự im lặng về cuộc xung đột này, công khai thông tin rằng 4 binh sĩ của họ tử nạn trong vụ việc và 1 người khác thương nặng. Phía Ấn Độ báo cáo con số thương vong chính thức là 20 người chết.
Căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ tăng nhiệt kể từ đầu năm 2020, sau khi chính quyền New Delhi cáo buộc Bắc Kinh vi phạm đường biên giới và cho binh sĩ thâm nhập vào vùng lãnh thổ mà họ cho là của họ. Trung Quốc, về phần mình, cực lực phản đối cáo buộc trên, đồng thời đổ lỗi cho phía Ấn Độ gây căng thẳng.
Hai quốc gia mới đây đã đạt được một thỏa thuận và hiện đang rút dần binh sĩ khỏi khu vực tranh chấp.
Vụ việc gia tăng căng thẳng hồi năm ngoái được xem là cuộc xung đột đẫm máu nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Hai nước từng lao vào một cuộc chiến trong khu vực vào năm 1962, nhưng sau đó vẫn không thể phân định rõ đường biên giới.
Hé lộ hình ảnh xung đột “đẫm máu” ở biên giới Trung-Ấn