Ca “siêu lây nhiễm” ở Hà Nam đã lây cho 9 người. Cách ly 14 ngày có đủ không? Các quốc gia không khuyến nghị kéo dài thêm thời gian cách ly tập trung, nhưng cần tăng cường giám sát.
Dựa trên những bằng chứng khoa học về lây nhiễm của SARS-CoV-2, theo đó, hầu hết bệnh nhân có thời gian ủ bệnh trung bình là 5 ngày, chỉ khoảng 10% có thời gian ủ bệnh kéo dài hơn nhưng dưới 14 ngày, rất cá biệt mới có trường hợp ủ bệnh đến 21 ngày.
Theo dõi báo cáo những ca bệnh nhập cảnh từ nước láng giềng mới chỉ có 5 trường hợp thời gian ủ bệnh kéo dài trên 14 ngày, như vậy rất cá biệt.
Các trường hợp tiếp xúc gần đến khu cách ly y tế do quân đội quản lý của tỉnh Hà Nam
BN2899 là ca bệnh rất cá biệt!
Các quốc gia khác đặc biệt là phương Tây, chỉ khuyến cáo thời gian cách ly tối đa 14 ngày.
[Đọc thêm: Sốc với thời gian ủ bệnh của SARS-CoV-2: Chuyên gia cảnh báo cách ly 14 ngày là chưa đủ]
Ví dụ ở Mỹ, CDC Hoa Kỳ khuyến cáo những người tiếp xúc với người nghi mắc COVID-19, thì nên cách ly 14 ngày. Tuy nhiên, CDC Hoa Kỳ cũng khuyến nghị tùy hoàn cảnh và nguồn lực địa phương, có thể lựa chọn rút ngắn thời gian cách ly.
CDC Hoa Kỳ cũng khuyến cáo nếu áp dụng giảm thời gian cách ly, thì vẫn phải theo dõi triệu chứng và đeo khẩu trang đến hết 14 ngày.
Việt Nam áp dụng công thứ(14 + n.7) và chọn , tức là thêm 14 ngày giám sát chặt chẽ tại địa phương.
Tôi đánh giá rất cao công thức tại thời điểm này.
Bởi vì dịch bệnh như quả bom nhiệt hạch và ở Ấn Độ đã phát nổ, mỗi rung chấn nhỏ cũng đủ làm Việt Nam lao đao. Hơn nữa, kinh tế Việt Nam còn khó khăn, hệ thống y tế không mạnh để chống chọi với thảm họa dịch bệnh, bắt buộc chúng ta phải kiểm soát được dịch để y tế không đổ vỡ. Vì thế mà công thức (14 + n.7) theo tôi rất phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
Nếu tuân thủ đúng sẽ không xảy ra hậu quả như vậy!
Vào ngày 19 tháng 01 năm 2021, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 có Công văn Số 425/CV-BCĐ, trong đó có hướng dẫn quản lí những người sau khi hoàn thành cách ly tập trung. Quy định cách ly tập trung bắt buộc 14 ngày.
Quy định giám sát chặt chẽ tại địa phương 14 ngày: Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi người hoàn thành cách ly về lưu trú và các đơn vị liên quan tiếp tục quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát y tế trong 14 ngày tiếp theo.
Người hoàn thành cách ly phải hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, đến nơi đông người, thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo thông điệp 5K của Bộ Y tế và các biện pháp phòng hộ cá nhân khác.
Nếu tuân thủ tốt thì sẽ không khiến nhiều người phải vất vả như thế này! (ảnh minh hoạ)
Ngay khi bước chân ra khỏi khu cách ly tập trung, Công văn 425 cũng quy định rất rõ, không tổ chức đưa đón đông người (chỉ gồm lái xe hoặc/và người giám sát đi cùng).
Người hoàn thành cách ly, lái xe hoặc người đi cùng (nếu có) phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển, bố trí, sử dụng thường xuyên dung dịch sát khuẩn tay khi lên, xuống xe và trong suốt quá trình di chuyển: cài đặt và mở ứng dụng truy vết (Bluezone) liên tục và áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân theo quy định.
Hạn chế tiếp xúc gần (<2m) với người khác trong quá trình di chuyển. Hạn chế dừng, đỗ ăn uống dọc đường, tốt nhất đi thẳng từ khu cách ly tập trung về nhà, nơi lưu trú. Nếu trở về địa phương bằng máy bay hoặc tàu, phải có phương án bố trí các biện pháp phòng chống dịch (như vị trí chỗ ngồi, các biện pháp phòng chống lây nhiễm...) khi sử dụng phương tiện.
Ngày 22/4 vừa hết cách ly trở về nhà, đáng lẽ phải tuân thủ theo Công văn 425, nhưng BN2889 lại tổ chức liên hoan ngay hôm đó; hậu quả 9 người lây bệnh trực tiếp.
BN2889 là bài học vô cùng quý giá!
Với kì nghỉ lễ 4 ngày, theo tôi, căn cứ vào đặc điểm dịch bệnh mà tôi theo dõi, nếu trước kì nghỉ hai tuần không có ca lây nhiễm nào, thì kì nghỉ có thể coi là an toàn. Ngược lại, xuất hiện ca lây nhiễm trong vòng hai tuần, thì nguy cơ bùng phát dịch rất cao.
Do đó, hãy biến 4 ngày quý giá này thành thời gian giãn cách xã hội!