Hăm tã ở trẻ – Hướng dẫn mẹ cách điều trị hiệu quả nhất

thinga |

Hăm tã là tình trạng kích ứng da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn khi mẹ áp dụng đúng phương pháp chữa trị cùng với quá trình chăm sóc đúng cách.


Nguyên nhân dẫn đến hăm tã 

Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và rất nhạy cảm trước các kích ứng bên ngoài. Tình trạng hăm tã có thể xảy ra do các nguyên nhân như: 

Không thay tã thường xuyên cho con: Mẹ đóng tã thường xuyên cho con khiến cho da trẻ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Làn da tiếp xúc với nước tiểu và phân nên tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi dẫn tới viêm da.

Do đồ ăn: các bé mới chuyển sang ăn thức ăn đặc, thành phần phân sẽ thay đổi. Bé có xu hướng đi nặng nhiều hơn và dẫn tới bị hăm tã trong thời gian đầu.

Con bị ốm: Các bé bị ốm uống thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ hăm tã. Dùng thuốc kháng sinh cũng làm cạn kiệt vi khuẩn kiểm soát sự tăng trưởng của nấm men. Kết quả là bé bị hăm tã do nhiễm trùng nấm men.

Do cọ xát với tã: Da bé và tã cọ xát trong thời gian dài có thể gây ra những vết trầy xước và tổn thương.

Do dị ứng: Một số thực phẩm có thể gây dị ứng và khiến trẻ dễ hăm tã hơn như đậu phộng, sữa bò, bơ, hải sản,....

Phân biệt hăm do tã hay hăm do nấm 

Để điều trị bệnh hăm tã hiệu quả, mẹ cần xác định hăm là do tã hay do nấm gây ra:

Trường hợp hăm do nấm, mẹ sẽ thấy rìa vết hăm xuất hiện các mụn đỏ nhỏ lan dần. Vùng da bị hăm có màu đỏ ửng. Những vùng có nếp gấp trên da bé như cổ, nách, bẹn,... cũng sẽ xuất hiện những mẩn đỏ nổi lên.

Nếu là hăm do tã, mẹ sẽ thấy hăm chỉ xuất hiện ở vùng da bé mặc tã. Da bị trầy xước nhẹ và xuất hiện những vết đỏ.

Cách điều trị hiện tượng hăm tã 

Để điều trị hăm tã, cha mẹ thường sử dụng phương pháp dân gian hoặc dùng kem bôi. Tốt nhất là mẹ nên kết hợp cả hai phương pháp để trị hăm tã hiệu quả hơn cho trẻ.

Sử dụng các cách dân gian:

Sử dụng lá trà xanh: Lá trà xanh giàu chất chống oxy hóa EGCG giúp làm lành nhanh những vết tổn thương trên da. Tinh chất tự nhiên trong lá trà còn làm se các vết trợt, kích thích quá trình làm lành da.

Mẹ dùng 1 nắm lá trà xanh tươi rửa sạch. Đun sôi lá với nước thêm một chút muối trắng. Dùng nước lá trà xanh tắm cho trẻ đều đặn trong 4 - 5 ngày.

Sử dụng trầu không: Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn cao giúp ức chế hoạt động của một số loại nấm và vi khuẩn trên da. Lá trầu không cũng giúp các vết loét trên da mau khô hơn.

Mẹ dùng 4 lá trầu không già rửa sạch vò nhẹ. Cho vào nồi đun sôi nước sau đó để nguội tự nhiên. Dùng nước lá trầu không nắm cho trẻ mỗi ngày.

Hăm tã ở trẻ – Hướng dẫn mẹ cách điều trị hiệu quả nhất - Ảnh 1.

Chất kháng sinh tự nhiên trong lá trầu an toàn với bé

Sử dụng lá khế. Lá khế có tính mát giúp thanh nhiệt giải độc hiệu quả. Tắm nước lá khế cũng mang tới tác dụng kháng khuẩn và giúp những thương tổn trên da mau lành.

Các mẹ dùng 1 nắm lá khế tươi rửa sạch. Đun sôi lá với 1 chút muối. Để nước nguội tự nhiên sau đó mẹ vớt lá ra và dùng nước tắm cho bé. Mẹ nên tắm nước lá khế cho bé liên tục 1 tuần.

Lưu ý: Sau khi tắm bằng các loại nước lá trên, mẹ cần tắm lại cho bé bằng nước sạch sau đó mới lau khô người và cho bé mặc quần áo.

Sử dụng Kem EmBé. Để làm dịu da cho bé, mẹ có thể dùng các loại kem chuyên dụng có nguồn gốc tự nhiên an toàn và lành tính.

Kem EmBé chứa Nano Curcumin, tinh chất Cúc la mã có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa thâm sẹo sau khi da phục hồi. Kẽm Oxyd làm săn da, sát trùng nhẹ, tạo thành lớp bảo vệ làm dịu và chữa lành vùng da bị tổn thương. Vitamin E, tinh dầu hạnh nhân giúp mang tới sự mềm mại và bảo vệ làn da.

Đặc biệt, Kem EmBé không chứa Corticoid hoặc Paraben nên rất an toàn với làn da của trẻ nhỏ, không gây kích ứng. Mẹ nên dùng kem bôi cho bé 1 lớp mỏng khoảng 2 -3 lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hăm tã ở trẻ – Hướng dẫn mẹ cách điều trị hiệu quả nhất - Ảnh 2.

Chất Kem EmBé mát lành, thấm nhanh sẽ giúp bé không còn khó chịu

Tham khảo thêm: Tất tần tật các cách trị hăm tã dễ dàng và hiệu quả

 Phòng tránh hăm tã cho con 

Một số mẹo nhỏ sẽ giúp mẹ và bé phòng tránh hăm tã dễ dàng và hiệu quả.

Để làn da con được khô thoáng: Mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên ngay cả khi tã không bẩn để làn da bé luôn khô thoáng. Nên để trẻ "nude" ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Làm dịu da bằng kem: Làn da khô ráp có thể dễ trầy xước hơn làm tăng nguy cơ hăm tã. Vì thế mẹ nên dưỡng ẩm da cho bé thường xuyên với các sản phẩm phù hợp, tránh kem dưỡng ẩm chứa dầu.

Không cho bé ăn các thực phẩm gây dị ứng: Nếu trẻ từng bị tiêu chảy hoặc phản ứng với thực phẩm nào, mẹ nên tránh để trẻ ăn lại chúng. Thực phẩm gây dị ứng cũng là nguyên nhân gây hăm tã.

Làm sạch da bé đúng cách: Khi vệ sinh vùng da mặc tã, mẹ không nên chà xát quá mạnh mà nên rửa và lau nhẹ nhàng. Ưu tiên các sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH thấp và được bác sĩ khuyên dùng.

Tình trạng hăm tã ở trẻ không quá đáng lo ngại nếu như được mẹ phát hiện sớm và điều trị bằng những phương pháp phù hợp. Trường hợp trẻ bị hăm tã nặng, mẹ không nên điều trị tại nhà mà cần đưa trẻ tới bác sĩ để được chăm sóc đúng cách nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại