Hải quân Nga giữa "lựa chọn sinh tử": Ồ ạt đóng tàu sân bay hay siêu tên lửa diệt hạm?

Bảo Lam |

Nga đang ở "thế kẹt" giữa lựa chọn các cụm tác chiến tàu sân bay thể hiện "sức mạnh cơ bắp" hay các vũ khí khắc chế tàu sân bay đối phương để giảm gánh nặng ngân sách.

Hải quân Nga có cần tới 5 cụm tác chiến tàu sân bay hay không?

Bộ Quốc phòng và Lực lượng Hải quân Nga đang xem xét kế hoạch trang bị trong thời gian tới nhằm mục đích bổ sung thêm tàu sân bay cho các hạm đội hải quân nước này.

Nga cũng đang nghiên cứu khả năng thay thế Tuần dương hạm hạng nặng mang theo máy bay Đô đốc Kuznetzov bằng các tàu sân bay nhẹ hơn và có vai trò tương hỗ lẫn nhau.

Dự kiến 2 trong 4 tàu sân bay hạng nhẹ với tải trọng khoảng 20.000 tấn sẽ được đóng tại các xưởng đóng tàu ở Crimea vào năm 2020.

Hải quân Nga giữa lựa chọn sinh tử: Ồ ạt đóng tàu sân bay hay siêu tên lửa diệt hạm? - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-33 và Tuần dương hạm mang máy bay Đô đốc Kuznetsov.

Vào thập niên tới, Nga cũng sẽ bắt tay vào việc đóng mới 2 "lá cờ đầu" khác, nhưng với tải trọng 35.000 tấn. Dự kiến các máy bay tiêm kích cất cảnh thẳng đứng (VTOL) cũng sẽ là chủ lực của không quân trên những tàu sân bay mới này.

Liên quan tới lớp tàu sân bay hạng nặng, người Nga vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng giữa một "siêu tàu sân bay" chạy bằng năng lượng hạt nhân không dưới 80 tấn hay những tàu sân bay thông thường gần 70.000 tấn nhưng chi phí thấp hơn.

Một việc có thể xác thực là những tàu sân bay này dự kiến sẽ lắp đặt Hệ thống phóng điện từ (EMALS) và máy bay chiến đấu chủ lực sẽ là biến thể tàu sân bay của tiêm kích tàng hình Su-57.

Tham vọng của người Nga được cho là sẽ sở hữu các cụm tác chiến tàu sân bay bao gồm 5 chiếc cho tới cuối thập niên 2020.

Hải quân Nga giữa lựa chọn sinh tử: Ồ ạt đóng tàu sân bay hay siêu tên lửa diệt hạm? - Ảnh 2.

Một thiết kế tàu sân bay hạt nhân với trọng tải từ 80 đến 90.000 tấn của Cục thiết kế Nevskoye (Ảnh: TASS).

Chọn tàu sân bay hay vũ khí tiêu diệt tàu sân bay?

Nhận xét về kế hoạch trang bị các tàu sân bay mới của Nga, tờ Military Watch bình luận: "Đây là một chương trình rất tham vọng, và cần những khoản đầu tư lớn, bởi vậy chắc chắn nó sẽ không nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người".

Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu vào cuối tháng 9/2019 đã chỉ trích việc đầu tư cho các tàu sân bay vì chi phí sản xuất cao, cũng như tiềm lực trong quân sự của chúng:

"Nga có cần từ 5 tới 10 cụm tác chiến tàu sân bay tấn công hay không?

Căn cứ vào việc chúng ta không hề có ý định tấn công ai (quốc gia khác), chúng ta cần số tiền này để có thể phát triển vũ khí chống tàu sân bay. Những vũ khí này đỡ tốn kém và hiệu quả hơn nhiều".

Theo Military Watch, ông Shoigu đã ám chỉ về các loại vũ khí hiệu quả cao để khắc chế tàu sân bay đối phương và cụ thể là tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon.

Hải quân Nga giữa lựa chọn sinh tử: Ồ ạt đóng tàu sân bay hay siêu tên lửa diệt hạm? - Ảnh 4.

Tên lửa chống hạm siêu thanh 3M22 Zircon của Nga.

Với các khinh hạm tải trọng 5.400 tấn, thậm chí những tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ hơn cũng có thể phóng những tên lửa nói trên. Chúng sẽ trở thành mối đe doạ cho các cụm tác chiến tàu sân bay ở khoảng cách hàng nghìn km.

Ngoài Zircon, kho vũ khí chống tàu sân bay của người Nga khá đa dạng bao gồm tên lửa đạn đạo siêu thanh КХ-47M2 Kinzal và tên lửa chống hạm tầm xa rẻ và nhẹ hơn như Kalibr.

Hải quân Nga giữa lựa chọn sinh tử: Ồ ạt đóng tàu sân bay hay siêu tên lửa diệt hạm? - Ảnh 5.

Tàu hộ tống Dagestan đề án 11661K phóng tên lửa Kalibr-NK.

Vẫn còn một câu hỏi nữa cho người Nga: Lấy gì bảo vệ tàu sân bay?

Tại sao ông Shoigu coi các tàu sân bay sẽ trở nên "thừa thãi"?

Vấn đề dựa trên đánh giá của ông về vai trò của tàu sân bay trong chiến tranh tương lai. Khi các cường quốc xung đột quân sự, khả năng tác chiến của các tàu sân bay được cho là sẽ rất thấp.

Tuy nhiên, hiệu quả của các tàu sân bay là vượt trội trong các cuộc xung đột cấp địa phương.

Tàu sân bay cung cấp một loạt các khả năng triển khai quân sự, từ kiểm soát các tuyến đường biển đến ngăn chặn tàu đối phương tại các điểm chiến lược nằm xa lãnh thổ quốc gia sở hữu nó ví dụ như ở eo biển Malacca hay Kênh đào Suez.

Việc thể hiện sức mạnh của tàu sân bay ở các nước thế giới thứ ba cũng đóng một vai trò quan trọng vì theo những gì đã được người Nga công bố, Đô đốc Kuznetsov đã cố gắng chứng tỏ điều đỏ ngoài khơi Syria.

Bất chấp sự tổn thương của các tàu sân bay trước các cuộc tấn công của các cường quốc khác, lợi thế của chúng trong các nhiệm vụ ít phức tạp hơn vẫn còn tương đối đáng kể

Người Nga có lẽ sẽ cần trả lời một câu hỏi phụ: Chi phí sẽ như thế nào khi một cụm tác chiến tàu sân bay cần tới không chỉ tàu sân bay mà còn các khu trục hạm và khinh hạm cho mục đích bảo vệ nó?

Yak-141 phát nổ khi hạ cánh trên tàu sân bay của Nga


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại